Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đến năm 2025, Hải Phòng sẽ bổ sung 1.673ha đất công viên cây xanh

Kinhtedothi - Đó là nội dung cuộc họp vào chiều 1/3 của UBND TP Hải Phòng liên quan đến đề án chỉnh trang đô thị TP giai đoạn năm 2021 - 2025.
Năm 2021, TP Hải Phòng lấy chủ đề Đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị - Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu”. Một trong những nhiệm vụ của chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị là xây dựng hệ thống công viên, cây xanh.
Để đạt được những mục tiêu trên đòi hỏi các sở, ngành, địa phương cần triển khai ngay nhiều nội dung công việc và có tính toán cụ thể. TP Hải Phòng sẽ ưu tiên, tập trung nguồn lực dành cho việc xây dựng, mở rộng công viên canh xanh, phục vụ chỉnh trang đô thị trong 5 năm tới.
 Công viên Máy Tơ được hoàn thành trước Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Tại buổi họp, lãnh đạo Sở Xây dựng đã báo cáo về quy hoạch hệ thống công viên cây xanh. Theo đó, tính đến cuối năm 2020, trên địa bàn 7 quận của TP mới chỉ có 1.204,5ha đất cây xanh công viên được thực hiện theo quy hoạch, đạt 5,5m2/người (thấp hơn nhiều chỉ tiêu đô thị loại 1, đô thị loại đặc biệt 10 - 15m2/người).
Theo Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch phân khu các quận, tổng diện tích đất cây xanh đô thị là 5.128,8ha, trong đó công viên cây xanh cấp TP (trên 10ha) là 3.563ha, còn lại 1.565,7ha là đất cây xanh cấp quận và đơn vị.
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, về quy hoạch xây dựng, Sở Xây dựng đề xuất Đề án chỉnh trang đô thị giai đoạn 2021 - 2025, theo đó đề xuất trong năm 2021 thí điểm xây dựng 7 công viên, với quy mô khoảng 1 ha/công viên trên địa bàn 7 quận và 10 công viên tại các thị trấn trên địa bàn các huyện; đến năm 2025 sẽ bổ sung khoảng 1.673ha đất công viên cây xanh trên địa bàn TP.
Sở Xây dựng đề xuất giải pháp trước mắt cần đẩy nhanh việc cải tạo, chỉnh trang đô thị cũ, di dời cảng, nhà máy, kho tàng, bến bãi, cơ sở sản xuất ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch, mặt bằng các chung cư cũ, ưu tiên dành cho giao thông, cây xanh và công trình phúc lợi công cộng; bảo vệ quỹ đất công viên, cây xanh, mặt nước hiện có; nghiêm cấm việc điều chỉnh, sử dụng quỹ đất quy hoạch cây xanh vào mục đích khác. Khuyến khích xây dựng nhà cao tầng ở các khu đô thị mới nhằm tăng cường diện tích đất cây xanh và đất xây dựng giao thông.
Qua nghe ý kiến của các sở, ngành, ông Lê Văn Thành - Bí thư Thành ủy Hải Phòng chỉ rõ, bên cạnh các công viên lớn do TP làm chủ đầu tư, các địa phương cần xây dựng các công viên vừa và nhỏ trong khu dân cư theo đúng quy chuẩn, quy định của Bộ Xây dựng đề ra. Mỗi khu dân cư khoảng 20.000 dân cần phải có 1 công viên, khu công cộng phục vụ cho người dân sinh hoạt.
Bên cạnh đó, xây dựng công viên phải ở vị trí đông dân cư để tạo thuận lợi cho người dân, tùy quỹ đất của mỗi địa phương để xây dựng công viên phù hợp. Diện tích xây dựng công viên trước hết là ưu tiên quỹ đất trống, đất doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, khu dân cư xuống cấp.
Ông Lê Văn Thành đề nghị các quận cần xuống thực địa, khảo sát, lập Đề án xây dựng công viên cây xanh ở từng phường, có tính toán cụ thể vị trí phù hợp, tạo thuận lợi tối đa cho việc đi lại của người dân xung quanh tới công viên.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xu hướng xanh hóa bê tông hạ tầng giao thông đô thị

Xu hướng xanh hóa bê tông hạ tầng giao thông đô thị

30 Jun, 06:01 AM

Kinhtedothi - Hệ lụy từ biến đổi khí hậu và đô thị hóa nhanh chóng đang thúc giục các TP trên khắp thế giới tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để biến đổi môi trường sống, hướng tới sự bền vững, hài hòa với thiên nhiên.

Phát huy thế mạnh Vùng Thủ đô

Phát huy thế mạnh Vùng Thủ đô

27 Jun, 05:00 AM

Kinhtedothi - Để Hà Nội chủ động liên kết, dẫn dắt Vùng Thủ đô, tạo hiệu ứng lan tỏa, tương xứng với tiềm năng và vị thế vốn có, Luật Thủ đô 2024 quy định việc liên kết, phát triển vùng của Hà Nội không chỉ giới hạn trong phạm vi 10 tỉnh, TP thuộc khu vực Vùng Thủ đô như hiện nay, mà còn bao hàm cả việc liên kết, phát triển với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng trung du miền núi phía Bắc và các tỉnh, TP khác.

Xây dựng tiết kiệm năng lượng: Đòi hỏi tất yếu

Xây dựng tiết kiệm năng lượng: Đòi hỏi tất yếu

27 Jun, 04:56 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh giá năng lượng biến động, áp lực giảm phát thải và hướng đến mục tiêu Net‑Zero vào năm 2050, xu hướng xây dựng tiết kiệm năng lượng đang trở thành trụ cột quan trọng của ngành xây dựng tại Việt Nam. Bằng việc tối ưu thiết kế, áp dụng vật liệu hiệu quả và chính sách hỗ trợ, công trình không chỉ tiết kiệm chi phí vận hành mà còn góp phần bảo vệ môi trường lâu dài.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ