ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng

Nam Du
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Ngày 12/7, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW phối hợp với ĐH Quốc gia Hà Nội đồng tổ chức Hội thảo “Phát triển văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Hội thảo diễn ra dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế TƯ Trần Tuấn Anh- Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 54; Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng- Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 54. Cùng tham dự có các Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng, đại diện lãnh đạo các tỉnh ủy, thành ủy thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng; đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành TƯ, thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập xây dựng Đề án...

Hội thảo diễn ra dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh- Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 54; Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng- Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 54
Hội thảo diễn ra dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế TƯ Trần Tuấn Anh, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân, Phó Trưởng Ban Kinh tế TƯ Nguyễn Duy Hưng

Đề dẫn tại Hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế TƯ Trần Tuấn Anh- Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 54 nêu rõ: “Vùng đồng bằng sông Hồng phải đi đầu trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; thúc đẩy mạnh mẽ các trung tâm đổi mới sáng tạo; tập trung xây dựng các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn...”.

Do đó, hội thảo tập trung thảo luận các nội dung chính như: Đánh giá, làm rõ những thành tựu, kết quả đạt được, chỉ rõ hạn chế, tồn tại, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học- công nghệ, tài nguyên- môi trường của toàn vùng và từng địa phương; Phân tích, đánh giá bối cảnh, tình hình mới tác động đến từng lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học- công nghệ, tài nguyên- môi trường và nguồn nhân lực của Vùng và từng địa phương trong Vùng; Nhận thức rõ tầm quan trọng của các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học- công nghệ, môi trường; Đề xuất các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để phát triển các lĩnh vực trên tại Vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Giám đốc ĐH Quốc gia Lê Quân phát biểu tại Hội thảo
Giám đốc ĐH Quốc gia Lê Quân phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Giám đốc ĐH Quốc gia Lê Quân cho rằng, Nghị quyết 54-NQ/TW và Kết luận 13-KL/TW cho thấy tầm nhìn mang tính kế thừa truyền thống và hành động mang tính chiến lược, kịp thời của TƯ trong bối cảnh cả nước quyết tâm đổi mới và hội nhập những năm đầu thế kỷ XXI. Chặng đường 12 năm quyết liệt triển khai Kết luận 13-KL/TW và 17 năm nỗ lực thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị để lại rất nhiều nội dung khoa học quan trọng và các vấn đề thực tiễn ý nghĩa cần thảo luận và tổng kết...

Hội thảo đã được lắng nghe nhiều ý kiến tham luận, góp ý của nhiều địa phương, bộ ngành cùng những chia sẻ mang tính khoa học từ các nhà khoa học, đơn vị thành viên và trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội về vấn đề phát triển toàn diện Vùng đồng bằng sông Hồng.

Thông qua Hội thảo, Ban Chỉ đạo đã có thêm những luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW và Kết luận số 13-KL/TW của Bộ Chính trị, là cơ sở giúp Ban Chỉ đạo tổng kết, đánh giá lại kết quả phát triển của Vùng thời gian qua và củng cố, hoàn thiện các định hướng phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới, trên cơ sở đó, đề xuất Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.