Đi bộ, đi xe đạp khi đã sử dụng rượu bia có bị xử phạt?
Câu hỏi
Cuối tuần này lớp đại học chúng tôi tổ chức liên hoan ở một nhà hàng, tất nhiên bạn bè vui vẻ với nhau không thể thiếu rượu bia. Chúng tôi có thoả thuận uống rượu bia, sau đó sẽ đi về bằng xe đạp hoặc đi bộ. Vậy, nếu chúng tôi bị phát hiện trong hơi thở có nồng độ cồn thì lực lượng chức năng xử lý thế nào? Đi bộ, đi xe đạp sau khi sử dụng rượu bia có vi phạm luật khi tham gia giao thông không?
Trả lời
Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định, hành vi sử dụng phương tiện giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn sẽ bị xử lý bao gồm các đối tượng sau:

Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô; Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy; Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng; Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác.
Như vậy, trường hợp sử dụng rượu bia mà đi xe đạp, thì khi kiểm tra, người điều khiển xe có nồng độ cồn trong hơi thở vẫn sẽ bị xử phạt. Về mức phạt đối với người đi xe đạp có hành vi vi phạm cao nhất là 600.000 đồng.
Trường hợp sử dụng rượu bia mà đi bộ có thể thấy pháp luật chưa có chế tài xử phạt. Tuy nhiên, nếu vì sử dụng rượu bia mà người đi bộ vẫn vi phạm các quy định giao thông đường bộ thì vẫn sẽ bị xử phạt tương ứng với các lỗi đó. Theo đó, người vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Luật sư Đinh Đức Duy – Đoàn Luật sư Hà Nội
Câu hỏi bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Báo Kinh tế & Đô thị, số 21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội; Email: bandoc@ktdt.com.vn

Đo nồng độ cồn bằng... máy lạ: Các cựu CSGT đối diện hình phạt nào?
Kinhtedothi - Liên quan các cựu cảnh sát giao thông (CSGT) ở Hải Dương vừa bị bắt vì sai phạm trong công tác kiểm tra nồng độ cồn, luật sư cho rằng, mức hình phạt cao nhất của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có thể lên đến 15 năm tù.

Không uống rượu, bia nhưng có nồng độ cồn, nên làm thế nào?
Kinhtedothi - Thời gian qua, nhiều vấn đề bất cập từ thực tiễn triển khai việc đo nồng độ cồn, khiến không ít người đặt nghi vấn, chưa thực sự tin tưởng vào kết quả máy đo nồng độ cồn. Trong trường hợp không uống rượu, bia nhưng có nồng độ cồn, người tham gia giao thông nên làm gì?

Bán máy đo nồng độ cồn không rõ nguồn gốc, xử lý thế nào?
Kinhtedothi - Liên quan các cửa hàng bán máy đo nồng độ cồn không rõ nguồn gốc xuất xứ ở quận Đống Đa, luật sư cho biết, nếu hành vi đủ yếu tố cấu thành tội buôn lậu, có thể phải chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù.