Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đi chữa răng, bệnh nhân 62 tuổi nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc tê

Kinhtedothi - Mới đây, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả (Quảng Ninh) tiếp nhận bệnh nhân D (62 tuổi, trú tại phường Cửa Ông) trong tình trạng tê bì tay chân, tức ngực, khó thở.
Ngộ độc thuốc tê là một tai biến trong gây tê, có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Ảnh: Pixabay

Theo gia đình bệnh nhân, trước nhập viện khoảng 2 giờ, bệnh nhân đau răng và đến khám tại một phòng khám răng hàm mặt tư nhân ở Cửa Ông và được tiêm thuốc tê để chữa răng.

Sau khi tiêm, bệnh nhân xuất hiện tình trạng tê bì tay chân, khó thở, tức ngực. Bác sĩ của phòng khám đã cấp cứu theo phác đồ sốc phản vệ và chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả.

Tại bệnh viện, các bác sĩ đã nhanh chóng chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê toàn thân và tiến hành cấp cứu theo phác đồ xử trí ngộ độc thuốc tê. Sau khoảng 3 giờ, bệnh nhân đã ổn định và được chuyển khoa Hồi sức tích cực chống độc tiếp tục điều trị.

Ngày 30/10/2023, bệnh nhân đã khỏi và được ra viện.

Theo BSCKII Đỗ Ngọc Lâm, Trưởng khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức, trường hợp ngộ độc thuốc tê này rất dễ nhầm với trường hợp sốc phản vệ thuốc do có các biểu hiện lâm sàng ban đầu tương đối giống nhau. Các bác sĩ trực đã chẩn đoán chính xác và khẩn trương cấp cứu đúng phác đồ ngộ độc thuốc tê nên tình trạng của bệnh nhân nhanh chóng được cải thiện. Ngộ độc thuốc tê là trường hợp ít gặp nhưng nếu không được xử trí đúng và kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Theo các bác sĩ, ngộ độc thuốc tê là một tai biến trong gây tê, có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Nguyên nhân có thể do quá liều thuốc tê, tiêm thuốc tê vào mạch máu, dùng liều lặp lại, hoặc cơ địa dễ bị ngộ độc thuốc tê như người cao tuổi, suy kiệt, suy gan thận.

Các biểu hiện lâm sàng của ngộ độc thuốc tê có thể bao gồm chóng mặt, tê môi, choáng váng, kích động, lơ mơ, co giật, trụy tim mạch.

Phản vệ thuốc tê là phản ứng có hại nhưng hiếm khi xảy ra. Biểu hiện của phản vệ thuốc tê có thể bao gồm nổi mẩn ngứa, mề đay, phù Quincke, sốc phản vệ, khó thở, tụt huyết áp.

Khi cần phải sử dụng thuốc tê, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng của mình. Người dân cũng nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín có đầy đủ nhân lực, trang thiết bị thuốc cấp cứu phù hợp khi quyết định thực hiện bất cứ can thiệp sức khoẻ nào.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng: Đang làm rõ phản ánh của người dân về bún tươi đổi màu bất thường

Đà Nẵng: Đang làm rõ phản ánh của người dân về bún tươi đổi màu bất thường

07 Jul, 08:12 PM

Kinhtedothi - Một hộ dân tại phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng phản ánh hiện tượng bất thường khi sợi bún tươi mua tại chợ Hòa Châu đột ngột chuyển sang màu đỏ chỉ sau vài giờ để ngoài môi trường khô thoáng. Ngay sau khi nhận được thông tin, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng đã có văn bản chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc.

Hàng trăm ca phẫu thuật miễn phí, "tái sinh" nụ cười cho trẻ em

Hàng trăm ca phẫu thuật miễn phí, "tái sinh" nụ cười cho trẻ em

07 Jul, 07:15 PM

Kinhtedothi - Từ ngày 7/7, Bệnh viện E và Tổ chức Operation Smile phối hợp tổ chức chương trình khám, điều trị, phẫu thuật miễn phí dành cho người bệnh mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng và nhiều dị tật khác. Đây là mùa thứ 10 đánh dấu một chặng đường bền bỉ và đầy nhân văn trong hành trình "tái sinh” nụ cười cho hàng nghìn trẻ em theo mục tiêu của chương trình đề ra.

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

07 Jul, 04:17 PM

Kinhtedothi - Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025, toàn TP đã thành lập 609 đoàn kiểm tra, trong đó, tuyến TP 15 đoàn; 45 đoàn tuyến quận, huyện; 549 đoàn tuyến xã, phường.

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

07 Jul, 08:33 AM

Kinhtedothi - Bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề. Chuyên gia y tế khuyến cáo, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nhiễm trùng và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lan truyền của liên cầu khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bệnh lý.

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ