Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Điểm nhấn từ tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi - Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế luôn là vấn đề khó, phức tạp, nhưng thời gian qua công tác này đã có chuyển biến tích cực và đem đến kết quả cụ thể, thiết thực. Đây là tiền đề để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị trong thời gian tới, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội.
Làm thủ tục hành chính cho người dân tại UBND quận Bắc Từ Liêm. Ảnh: Phạm Hùng
Những con số không nhỏ
Theo PGS.TS Nguyễn Viết Thông (Tổng Thư ký Hội đồng lý luận T.Ư), việc BCH T.Ư khóa XII ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW “về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Nghị quyết số 19-NQ/TW “về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập” vào năm 2017, đã “mở đường” cho việc tinh giản bộ máy, biên chế, tạo ra bước đột phá mới trong xây dựng hệ thống chính trị. Trên cơ sở các nghị quyết và văn bản chỉ đạo của T.Ư, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy, tổ chức, cơ quan, đơn vị… đã cụ thể hóa bằng những giải pháp đồng bộ, việc cải cách bộ máy hành chính từ T.Ư đến địa phương; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập; sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, được thực hiện quyết liệt thời gian qua, biên chế trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập cũng giảm đi đáng kể. Bộ Công an là một trong những đơn vị đi đầu trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, không bố trí cấp tổng cục, giảm gần 60 đơn vị cấp cục. Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW và 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, toàn hệ thống chính trị đã giảm: 4 đầu mối trực thuộc T.Ư; hàng trăm đầu mối trực thuộc cấp tỉnh; 7 tổng cục và tương đương; 83 cục, vụ, 119 sở, ngành; hơn 5.800 phòng và tương đương; hơn 5.100 đơn vị sự nghiệp công lập… Việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn gắn với tinh giản biên chế đã góp phần giảm khoảng 10.000 tỷ đồng.

Giảm đầu mối, nâng hiệu quả

Như nhiều ý kiến nhận định, việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề rất khó, phức tạp và nhạy cảm, liên quan đến quyền lợi, tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Nhưng với sự thống nhất từ nhận thức đến hành động với quyết tâm chính trị cao từ T.Ư đến cơ sở, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và đổi mới, sáng tạo trong triển khai, đã thực hiện tốt được công việc khó này.

Hà Nội là một trong những đơn vị đầu tàu gương mẫu với nhiều sáng kiến, sáng tạo trong thực hiện, được T.Ư và dư luận đánh giá cao. Qua thực hiện các Nghị quyết, công tác kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền TP đã khắc phục cơ bản tình trạng bộ máy cồng kềnh, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ; tổ chức bộ máy gọn nhẹ và hiệu quả hơn, tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét. Hà Nội đã giảm số lượng lớn phòng, ban, đơn vịl; đến năm 2021, TP cũng hoàn thành chỉ tiêu giảm 10% biên chế công chức. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp thành phố giảm tỷ trọng chi thường xuyên năm 2020 xuống còn 51%, nâng tỷ lệ chi đầu tư phát triển lên 49% (bình quân cả nước là 27% tổng chi). Bộ máy hoạt động tinh gọn, giảm nhiều khâu trung gian, giải quyết kịp thời nhu cầu người dân và DN. Những kết quả đó đã giúp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các tổ chức trong hệ thống chính trị được rà soát, bổ sung, hoàn thiện, từng bước khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp; xác định rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu.
Năm 2021, biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước là 247.344 người, giảm 27.504 người (tương ứng giảm 10,01% so với năm 2015); biên chế sự nghiệp là 1.783.174 người, giảm 242.703 biên chế (tương ứng giảm 11,98% so với năm 2015). Số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố: 1.031.851 người, giảm 147.290 người so với năm 2015, tương ứng 12,49%...
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Số hóa toàn diện nền hành chính công

Số hóa toàn diện nền hành chính công

08 May, 04:54 AM

Kinhtedothi - Hướng tới một nền hành chính không giấy tờ, việc Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký ban hành Chỉ thị yêu cầu sử dụng toàn diện hồ sơ điện tử được đánh giá là một lời cam kết của chính quyền TP với Nhân dân về xây dựng hệ thống hành chính hiện đại, liêm chính, vì dân.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

04 May, 10:08 PM

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Phó Trưởng Ban chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Chính phủ ký văn bản số 48/CV-BCĐTKNQ18 về việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.

Thực hiện thủ tục hành chính tại công an cấp xã: người dân được hưởng lợi

Thực hiện thủ tục hành chính tại công an cấp xã: người dân được hưởng lợi

02 May, 05:02 AM

Kinhtedothi - Nhiều công dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại công an (CA) cấp xã cho rằng, việc giải quyết các TTHC cho người dân ngày càng thuận lợi, nhanh và đơn giản hơn. Thay vì người dân phải đi một khoảng cách xa lên huyện làm thủ tục thì nay chỉ cần lên xã đã hoàn thành. Một số thủ tục làm trên dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) nên càng thuận lợi cho người dân.

Bạc Liêu, Cà Mau sẵn sàng sáp nhập

Bạc Liêu, Cà Mau sẵn sàng sáp nhập

29 Apr, 06:26 AM

Kinhtedothi – Sau thời gian chuẩn bị khẩn trương, hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu đã thống nhất Đề án sáp nhập, trình Chính phủ xem xét.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ