80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Điện Biện: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bài học từ cây xoài Pú Nhung

Kinhtedothi - Phát huy lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng và chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, xã Pú Nhung (Điện Biên) đã mạnh dạn chuyển đổi hàng trăm hecta đất bạc màu sang trồng cây ăn quả như xoài Đài Loan, bưởi da xanh. Tuy nhiên, niềm vui được mùa chưa trọn vẹn khi bài toán đầu ra, giá cả vẫn là nỗi trăn trở của người nông dân.

Những năm gần đây, xã vùng cao Pú Nhung đang dần thay đổi diện mạo kinh tế nhờ vào định hướng đúng đắn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tận dụng tiềm năng về khí hậu và thổ nhưỡng cùng với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương đã vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng ngô, sắn bạc màu sang cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như xoài Đài Loan, bưởi da xanh, dứa…

Nông dân xã Pú Nhung thu hoạch xoài. Ảnh: BĐBP

Tính đến nay, toàn xã có 547,4 ha cà phê, 1.111,56 ha mắc ca và 224 ha cây ăn quả, trong đó có 107,45 ha xoài, 82,4 ha dứa cùng một số diện tích trồng bưởi, nhãn, mít… Đây là thành quả từ nỗ lực không ngừng của chính quyền và người dân địa phương trong công cuộc làm mới ngành nông nghiệp.

Gia đình ông Cà Văn Chung (bản Háng Á) là một trong những hộ tiên phong trong chuyển đổi cây trồng. Năm 2020, ông mạnh dạn cải tạo hơn 1 ha đất trồng ngô kém hiệu quả để trồng xoài Đài Loan. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn xoài phát triển tốt, cho trái từ năm thứ ba và bước vào thu hoạch ổn định từ năm thứ tư với năng suất gần 2 tấn, đem lại nguồn thu trên 15 triệu đồng mỗi vụ. Tuy nhiên, vụ xoài năm 2025 lại khiến ông và nhiều hộ dân lâm vào cảnh “được mùa, mất giá”. Sản lượng tăng gấp đôi nhưng giá bán tại vườn chỉ dao động 1.000-1.500 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với chi phí nhân công và vận chuyển.

“Nhiều hộ không đủ người hái xoài, phải thuê công tốn kém. Giá bán quá thấp, không bù nổi chi phí nên chúng tôi đành để xoài chín rụng. Có nhà mang ra chợ phiên bán lẻ được khoảng 5.000 đồng/kg, nhưng cũng chỉ tiêu thụ được vài chục cân mỗi ngày, trong khi lượng xoài thu hoạch lên tới hàng tấn”- ông Chung chia sẻ.

Trước thực trạng này, UBND xã Pú Nhung đã chủ động vào cuộc tìm đầu ra cho sản phẩm. Chính quyền xã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức rà soát diện tích, sản lượng xoài trên địa bàn; đồng thời trực tiếp làm việc với Nhà máy chế biến rau củ quả Deveco tại tỉnh Sơn La, đơn vị thuộc Công ty Cổ phần xuất khẩu Đồng Giao, để tìm hướng tiêu thụ lâu dài. Sau nhiều lần kiểm nghiệm chất lượng và đàm phán, nhà máy đồng ý thu mua xoài với giá 5.000 đồng/kg ngay tại nhà máy, đồng thời hỗ trợ chi phí vận chuyển cho người dân.

Theo ông Nguyễn Văn Bách, Chủ tịch UBND xã Pú Nhung, chính quyền địa phương đã chỉ đạo cán bộ khuyến nông hướng dẫn người dân thu hái, tuyển chọn những quả xoài đạt yêu cầu về mẫu mã và chất lượng. Qua kiểm tra, hàm lượng đường trong xoài Pú Nhung đạt tiêu chuẩn cao, nhiều mẫu vượt ngưỡng 8.0, đáp ứng yêu cầu của nhà máy chế biến. Nhờ đó, tính đến nay, hơn 40 tấn xoài đã được người dân xuất bán thành công cho Deveco Sơn La.

Bài học từ cây xoài Pú Nhung cho thấy rõ tầm quan trọng của việc tổ chức sản xuất khoa học, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Việc chuyển đổi cây trồng theo hướng nâng cao giá trị, ứng dụng kỹ thuật và chú trọng đầu ra là con đường tất yếu để phát triển nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, để tránh tình trạng “giải cứu nông sản” lặp lại, chính quyền địa phương cần tăng cường quy hoạch vùng trồng hợp lý, quản lý chặt chẽ cơ cấu cây trồng và chủ động thiết lập các mối liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ nông sản.

Phát triển nông nghiệp ở vùng cao như Pú Nhung không chỉ là bài toán kỹ thuật hay thị trường, mà còn là sự kiên định trong tư duy đổi mới. Khi người dân được hỗ trợ đúng lúc, đúng chỗ và có niềm tin vào mô hình sản xuất bền vững, những nông sản như xoài Pú Nhung sẽ không chỉ vươn ra thị trường trong nước, mà còn có tiềm năng xuất khẩu trong tương lai.

Khánh thành Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Phạm Văn Cường tại Điện Biên

Khánh thành Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Phạm Văn Cường tại Điện Biên

Điện Biên: chắp cánh đặc sản Mường Lạn theo chuỗi hàng hóa

Điện Biên: chắp cánh đặc sản Mường Lạn theo chuỗi hàng hóa

Điện Biên chủ động di dời dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở

Điện Biên chủ động di dời dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thanh toán không tiền mặt, thúc đẩy kinh tế số

Thanh toán không tiền mặt, thúc đẩy kinh tế số

25 Jul, 07:59 PM

Kinhtedothi - Thanh toán không tiền mặt (TTKTM) đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Sự bùng nổ của thanh toán số trong những năm gần đây đã mở ra Kỷ nguyên mới trong giao dịch tài chính.

Khánh Hòa thu hút doanh nghiệp, hướng đến thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Khánh Hòa thu hút doanh nghiệp, hướng đến thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

25 Jul, 06:16 PM

Kinhtedothi - Tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2025 với chủ đề “Khánh Hòa - Hội tụ giá trị, đầu tư bền vững”, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh tỉnh cần tiên phong đổi mới, tận dụng lợi thế biển, hạ tầng và chuyển đổi số để tạo đột phá. Nhiều tập đoàn lớn như Vingroup, FPT, Hyundai, Vietcombank… cam kết đồng hành trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030.

Sơn La: chăn nuôi hàng hóa mở lối thoát nghèo bền vững

Sơn La: chăn nuôi hàng hóa mở lối thoát nghèo bền vững

25 Jul, 05:36 PM

Kinhtedothi - Chăn nuôi theo hướng hàng hóa, bền vững không chỉ giúp người dân xã Mường Giôn (tỉnh Sơn La) bảo vệ đàn vật nuôi trước đói rét, dịch bệnh mà còn mở ra cơ hội thoát nghèo, phát triển kinh tế vững chắc trên chính mảnh đất quê hương.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ