Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Điện Biên: chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp nâng cao hiệu quả kinh tế

Kinhtedothi - Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh Điện Biên đã tập trung vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế địa bàn, nhu cầu thị trường và điều kiện biến đổi khí hậu, giúp phát triển kinh tế.

Với tiềm năng, lợi thế về đất đai và khí hậu, Điện Biên là một trong những tỉnh được phê duyệt Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030. Đến nay, Điện Biên đã trở thành vùng trọng điểm trồng mắc ca lớn nhất nhì khu vực Tây Bắc với gần 7.200 ha.

Tỉnh Điện Biên đang định hướng phát triển cây mắc ca theo quy hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch 3 loại rừng. Trong đó tận dụng diện tích đất trống, đồi trọc, đất kém hiệu quả sang trồng mắc ca. Cây mắc ca là loại cây đa mục đích, vừa phủ xanh đất trống, đồi trọc, vừa cho quả. Đây cũng là loại cây được chi trả dịch vụ môi trường rừng và bán được tín chỉ carbon.

Cây cà phê ở huyện Tuần Giáo cho thấy tiềm năng về giá trị kinh tế.

Quài Nưa là một trong những xã của huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên triển khai trồng cây mắc ca sớm nhất của huyện Tuần Giáo với hơn 500 ha trồng thử nghiệm vào năm 2013. Qua hơn một thập kỷ, cây mắc ca không chỉ khẳng định tiềm năng sinh trưởng mà còn mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương. Với giá thu mua quả tươi ổn định từ 35.000 - 45.000 đồng/kg, mắc ca mang lại nguồn thu nhập đáng tin cậy. Nhiều hộ gia đình nhờ vào loại cây này đã có được thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng mỗi vụ thu hoạch, tạo động lực mạnh mẽ cho công cuộc giảm nghèo bền vững của bà con nơi đây.

Tính đến cuối năm 2024, diện tích trồng mắc ca ở xã Quài Nưa đạt trên 1.000 ha, đạt 129% so với kế hoạch đề ra. Năm 2025, nhiều bản trong xã tiếp tục đăng ký trồng mới cây mắc ca thêm gần 100 ha, với trên 26.000 cây. Thành công này cho thấy sự quyết tâm của chính quyền và người dân trong việc đưa mắc ca trở thành cây trồng chủ lực. 

Theo Quy hoạch phát triển nông nghiệp, tỉnh Điện Biên phấn đấu đạt 90.000 ha mắc ca vào năm 2030. Tỉnh cũng xác định đưa mắc ca trở thành một trong những cây nông nghiệp chủ đạo góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng, chăm sóc và chế biến mắc ca để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Tại huyện Tuần Giáo, cây cà phê được trồng từ những năm 2000. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cà phê đã khẳng định sự thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, đồng thời cho thấy tiềm năng về giá trị kinh tế. Với năng suất trung bình đạt 7 - 8 tấn quả tươi/ha, tổng sản lượng hàng năm khoảng 4.000 tấn, cây cà phê mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người trồng cà phê. Giá bán trung bình 10.000 đồng/kg, người trồng cà phê có thể đạt lợi nhuận từ 50 - 60 triệu đồng/năm, cao gấp nhiều lần so với trồng ngô.

Không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, cà phê còn có tuổi thọ dài từ 15 - 20 năm, trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm và có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, góp phần bảo vệ môi trường. Hiện nay, toàn bộ sản phẩm cà phê Tuần Giáo được Công ty TNHH Xuất nhập khẩu cà phê Việt Bắc cam kết bao tiêu theo giá thị trường, đảm bảo không thấp hơn 10.000 đồng/kg hoặc 0,4 USD/kg, kéo dài đến năm 2050. Từ lợi thế trên, huyện Tuần Giáo đã phê duyệt chủ trương phát triển cây cà phê thành cây trồng chủ lực, định hướng tái cơ cấu nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Năm 2024, toàn huyện Tuần Giáo trồng mới 1.032,7ha cà phê, đạt 516,4% kế hoạch đề ra, nâng tổng diện tích cà phê lên 1.578,71ha, diện tích cho thu hoạch ước đạt 491,9ha; sản lượng ước đạt 700 tấn. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ thực hiện 3 dự án với diện tích 123ha và người dân tự trồng 909,7ha.

Với mục tiêu trở thành vùng nguyên liệu cà phê, năm 2025, huyện Tuần Giáo đặt mục tiêu trồng mới hơn 2.000ha cà phê. Để triển khai hiệu quả, huyện Tuần Giáo chủ trương xã hội hóa phát triển cà phê. Theo đó, huyện hỗ trợ người dân gieo ươm cây giống thông qua cung cấp hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật, vôi xử lý hạt, túi bầu, lân bột và hướng dẫn kỹ thuật. Người dân chủ động khâu chăm sóc, làm đất, bón phân theo hướng dẫn chuyên môn.

Huyện Điện Biên Đông bắt đầu trồng cà phê song đã mở rộng diện tích lên 128ha từ năm 2023. Bước đầu cho thấy, cây cà phê thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, mở ra tiềm năng phát triển lâu dài. Năm 2025, huyện Điện Biên Đông tiếp tục vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nương sang trồng cà phê. Việc này không chỉ kỳ vọng nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn mở rộng vùng nguyên liệu cà phê của tỉnh, tạo nền tảng vững chắc cho ngành cà phê phát triển bền vững.

Cây cà phê cũng đã gắn bó với nhiều hộ dân Mường Ảng hơn 30 năm. Hiện toàn huyện Mường Ảng có 2.560ha cà phê, chủ yếu là diện tích kinh doanh. Những năm gần đây, từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện đẩy mạnh hỗ trợ người dân vùng cao chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cà phê. Riêng năm 2024, Mường Ảng trồng mới 500ha cà phê, đồng thời nhiều hộ dân chủ động tái canh, cải tạo diện tích cà phê già cỗi nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, mỗi địa phương trong tỉnh đã tập trung vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế địa bàn, nhu cầu thị trường và điều kiện biến đổi khí hậu. Riêng năm 2024, trong lĩnh vực trồng trọt, toàn tỉnh Điện Biên đã chuyển đổi hơn 2.600ha sản xuất lúa, ngô kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác.

Qua đó, đã góp phần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Cà phê tại các huyện Mường Ảng và Tuần Giáo; lúa chất lượng cao tại các huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng; mắc ca tại huyện Tuần Giáo, Mường Ảng, Điện Biên; trong đó huyện Tuần Giáo là một điển hình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Mở lối cho nông nghiệp đô thị phát triển

Mở lối cho nông nghiệp đô thị phát triển

Đưa nông nghiệp Thủ đô “cất cánh”

Đưa nông nghiệp Thủ đô “cất cánh”

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá xăng giảm nhẹ từ chiều 17/4

Giá xăng giảm nhẹ từ chiều 17/4

17 Apr, 03:08 PM

Kinhtedothi - Từ 15 giờ chiều nay (17/4), giá các mặt hàng xăng đồng loạt giảm nhẹ. Xăng Ron 95 giảm còn chưa đến 19.000 đồng/lít.

Huyện Sóc Sơn hoàn thành vượt nhiều chỉ tiêu nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Huyện Sóc Sơn hoàn thành vượt nhiều chỉ tiêu nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

17 Apr, 12:08 PM

Kinhtedothi - Sáng 17/4, huyện Sóc Sơn long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 2 năm 2024 cho 7 xã: Tân Dân, Hồng Kỳ, Thanh Xuân, Đông Xuân, Minh Phú, Hiền Ninh và Tân Minh. Đây là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các địa phương.

Nông nghiệp nỗ lực tăng trưởng trong khó khăn

Nông nghiệp nỗ lực tăng trưởng trong khó khăn

17 Apr, 12:05 PM

Kinhtedothi - Để góp phần vào tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt 8%, ngành Nông nghiệp phấn đấu đạt mức tăng trưởng 4%. Đây là nhiệm vụ không dễ dàng, đòi hỏi phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, gắn liền với các yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ