Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

DN Việt còn dè dặt tiếp cận với doanh nghiệp FDI

Kinhtedothi - Trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đạt được của đầu tư nước ngoài (ĐTNN)...
Kinhtedothi - Trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đạt được của đầu tư nước ngoài (ĐTNN) như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động và mở rộng hội nhập với thế giới,…thì vẫn còn nhiều thách thức đối với ĐTNN. 

Một trong các thách thức đó là thúc đẩy sức lan tỏa của khối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, đưa doanh nghiệp trong nước trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Vấn đề đặt ra với Việt Nam hiện nay là nâng cao chất lượng dòng vốn FDI và tăng cường các mối liên kết FDI với doanh nghiệp nội địa nhằm tạo ra giá trị nội tại để thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững. Có như vậy Việt Nam mới có thể rút ngắn được khoảng cách tụt hậu so với các nước và tránh được bẫy thu nhập trung bình mà nhiều quốc gia gặp phải.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Một trong những nguyên nhân khiến cho mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa còn lỏng lẻo do các doanh nghiệp FDI còn hạn chế trong việc sử dụng các sản phẩm nội địa. 

Mặt khác, các doanh nghiệp trong nước cũng còn khá dè dặt trong việc tiếp cận với các doanh nghiệp FDI, chỉ coi các doanh nghiệp FDI như đối tác cạnh tranh chứ chưa chủ động tìm kiếm các cơ hội liên kết từ các doanh nghiệp FDI. 

Bởi vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải nâng cao vai trò cầu nối của nhà nước trong việc xây dựng những mô hình liên kết phù hợp, thúc đẩy nâng cao vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp FDI trong việc hỗ trợ, kết nối với doanh nghiệp trong nước. 

Đặc biệt, bản thân các doanh nghiệp trong nước phải có những đột phá về công nghệ nguồn, công nghệ cao cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,… để có thể đủ lực liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp FDI, đồng thời trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Được biết, hiện nay, doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam với tỷ lệ nội địa hoá rất thấp, chỉ đạt khoảng 33%, trong khi Thái Lan là 55% và Indonesia là 43%. Để công nghiệp Việt Nam phát triển hơn nữa, trở thành nước sản xuất, cung cấp phụ tùng cho nước ngoài thì trước hết phải phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Bên cạnh đó, trong tổng số hơn 19.200 dự án FDI còn hiệu lực thì có 10.344 dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 152 tỷ USD, chiếm 56% tổng vốn đăng ký đầu tư của cả nước. Cơ cấu đầu tư  như trên là đúng hướng và có tác động tích cực đến sự phát triển các ngành công nghiệp của Việt Nam, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta. 

Tuy nhiên, việc thu hút vốn ĐTNN có hiệu quả không, nền kinh tế có thể hấp thu được các công nghệ, vốn nước ngoài mang vào hay không phụ thuộc lớn vào việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước. Công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp tạo ra giá trị gia tăng trong nội tại nền kinh tế của mình. Nếu không làm được điều này thì dù có đầu tư nước ngoài nhiều thì giá trị gia tăng của Việt Nam là hạn chế.

Giải pháp cần thiết nhất hiện nay đó là nhanh chóng hiện đại hóa công nghệ, đào tạo lao động chất lượng cao để sớm có thể sản xuất những sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cần tạo lập mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước; đồng thời, cũng cần tạo lập được các mô hình liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm quốc gia.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bia hơi Hà Nội - Tự hào thương hiệu quốc gia

Bia hơi Hà Nội - Tự hào thương hiệu quốc gia

15 Jul, 06:02 AM

Kinhtedothi - Kế thừa tinh hoa từ năm 1890, Bia Hơi Hà Nội song hành cùng lịch sử Hà Nội. Hơn cả một thức uống, Bia Hơi Hà Nội đã trở thành một phần của đời sống, một nét văn hóa không thể tách rời khỏi nhịp sống của Thủ đô. Hòa nhịp cùng thời đại, nét đẹp văn hóa ấy tiếp tục lan tỏa khắp mọi miền tổ quốc, được hàng nghìn bạn bè quốc tế đón nhận.

Cảnh báo an toàn điện mùa mưa bão

Cảnh báo an toàn điện mùa mưa bão

14 Jul, 10:22 PM

Kinhtedothi- Theo Trưởng Ban An toàn, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) Trần Văn Duy, trong mùa mưa bão, giông lốc, ngập lụt thường có nguy cơ xảy ra các sự cố liên quan đến đường dây điện, tủ điện hạ thế hoặc hệ thống điện trong gia đình có thể gây mất an toàn cho người dân. Để phòng tránh những vấn đề đó, EVNHANOI khuyến cáo các biện pháp phòng tránh để bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân.

Tái cấu trúc mạnh mẽ sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Tái cấu trúc mạnh mẽ sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

14 Jul, 07:37 PM

Kinhtedothi - Sáu tháng đầu năm 2025, các DN bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam đã tích cực tái cấu trúc danh mục sản phẩm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP, chuẩn hóa kênh phân phối, đẩy mạnh đầu tư công nghệ và triển khai nhiều hoạt động cộng đồng. Những nỗ lực này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng ổn định mà còn góp phần định hình ngành bảo hiểm nhân thọ ngày càng minh bạch, chuyên nghiệp và lấy khách hàng làm trung tâm.

Hương Việt Sinh đi đầu bảo đảm an toàn thực phẩm trường học

Hương Việt Sinh đi đầu bảo đảm an toàn thực phẩm trường học

14 Jul, 05:14 PM

Kinhtedothi - Trước tình trạng thực phẩm trôi nổi, không truy suất được nguồn gốc, kém chất lượng đang nhức nhối, công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm đối với các suất ăn trong trường học đặt ra cấp thiết hơn lúc nào hết. Ý thức được điều này, Công ty TNHH Hương Việt Sinh, đơn vị cung cấp suất ăn cho nhiều trường học trên địa bàn TP Hà Nội và TP Bắc Ninh đã và đang phát huy những điều kiện tốt nhất để bảo đảm những bữa ăn an toàn cho các em học sinh khi năm học mới sắp bắt đầu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ