Trải qua bao năm tháng, với tốc độ đô thị hóa nhanh, hạ tầng ga Hà Nội và khu vực phụ cận đã không còn theo kịp sức bật của thời gian, xuống cấp nghiêm trọng, sinh hoạt của người dân trong khu gặp nhiều trở ngại. Chính vì vậy, Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận tỷ lệ 1/2000, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến đóng góp từ các bộ, ngành, với kỳ vọng về việc tạo lập gian sống văn minh cho người dân Thủ đô.
|
Ga Hà Nội sẽ được quy hoạch thành phân khu đô thị. Ảnh: Hải Linh |
Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận tỷ lệ 1/2000 nhằm phát huy tiềm năng của khu vực này; đồng thời để triển khai, cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050; khớp nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Theo lộ trình triển khai đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận: Giai đoạn 1 (đến năm 2020), dự kiến triển khai xây dựng các công trình tái định cư khu vực Nhà máy nước Ngô Sỹ Liên và khu vực tập thể Văn Chương; thực hiện tái thiết ga Hà Nội và khu vực hồ Linh Quang; đồng thời xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ bản và mạng lưới bãi đỗ xe ngầm; Giai đoạn 2 (phát triển đến năm 2030) là xây dựng mạng lưới đường giao thông và đường ngầm cho người đi bộ. Xây dựng các khu truyền thông, khu lối sống mới, khu thương mại quốc tế, khu ga đường sắt; Giai đoạn 3 (phát triển từ năm 2025 - 2035) sẽ cùng với giai đoạn 2 đảm bảo 100% nhà ở tái định cư để thúc đẩy phát triển. Xây dựng các trung tâm tài chính trong khu quy hoạch. Tổng số vốn đầu tư của dự án khoảng 23.800 tỷ đồng, trong đó, TP Hà Nội đảm nhận nguồn vốn đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật (khoảng 700 tỷ đồng). |
giao thông trong khu vực, giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, kiến trúc công trình ga Hà Nội; tăng khả năng tiếp cận ga Hà Nội với các công trình của khu phố cổ, khu phố Pháp và khu vực phía Tây của quận Đống Đa.
Quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận nhằm tạo thành đô thị thân thiện với môi trường, hướng tới giảm tác động phát triển đô thị tới môi trường và cải thiện môi trường đô thị. Đồ án sử dụng hiệu quả với cường độ cao không gian ngầm ở trung tâm đô thị, quy hoạch sử dụng không gian ngầm thân thiện với con người, thuận lợi cho chức năng giao thông trung tâm. Đồng thời quy hoạch nhằm cải tạo khu nhà ở mật độ cao hiện hữu, tạo lập không gian sống văn minh cho người dân; nâng cao giá trị của các di tích và quần thể di tích kiến trúc hiện có…
Phát triển theo định hướng giao thông công cộng - TODĐược biết, đồ án Quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận, tỷ lệ 1/2000 do Sở QH&KT Hà Nội lập quy hoạch, đơn vị tư vấn là Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering Ltd – Nhật Bản (công ty có bề dày kinh nghiệm thực hiện các dự án đa dạng trong lĩnh vực quy hoạch - thiết kế hạ tầng đô thị tại Nhật Bản, Việt Nam và nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ khác trên thế giới). Tổng diện tích đất lập quy hoạch khoảng 98,1ha, thuộc địa giới hành chính các quận Đống Đa (bao gồm phường Văn Chương, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Khâm Thiên), quận Hoàn Kiếm (phường Cửa Nam), quận Ba Đình (phường Điện Biên), quận Hai Bà Trưng (phường Nguyễn Du). Tổng dân số dự kiến khoảng 44.000 người (trong đó có tái định cư tại chỗ 100% dân số hiện trạng khoảng 40.300 người). Trong quá trình triển khai, tỷ lệ tái định cư tại chỗ thực tế
Đồ án quy hoạch ga Hà Nội hiện tại vẫn giữ nguyên, chỉ phục hồi lại diện mạo bên ngoài vì đã xuống cấp, theo đúng kiến trúc ban đầu. Nơi đây sẽ là điểm đến hấp dẫn của người dân Thủ đô và du khách về dấu ấn giao thông Hà Nội từ những năm đầu của thế kỷ XX. Theo định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt, đối với các ga đường sắt đầu mối sẽ phát triển theo mô hình đô thị TOD (transit Oriented Development - lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị). |
sẽ dựa trên ý kiến, nguyện vọng của cộng đồng dân cư trong khu vực.
Theo thiết kế tổ chức các chức năng sử dụng đất của đồ án gồm: Đất hỗn hợp (dịch vụ thương mại, văn phòng, căn hộ cho thuê…); đất công cộng (trụ sở phường, bệnh viện, trạm y tế, chợ,…); đất trường học (nhà trẻ mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông); Viện nghiên cứu trường đào tạo; cây xanh, mặt nước, thể dục thể thao; đất ở (bao gồm đất ở hiện trạng và đất ở khu tái thiết); đất di tích... Trong phạm vi lập đồ án cơ bản đã tính toán đáp ứng đủ theo chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành tương ứng với dân số quy hoạch như trên. Đồ án nghiên cứu đề xuất 3 phương án thiết kế chiều cao các công trình trong phạm vi quy hoạch, các công trình cao từ 100 - 200m xây dựng xung quanh khu vực hồ Linh Quang. Tuy nhiên, UBND TP đề xuất lựa chọn phương án bố trí một công trình điểm nhấn chính cao 200m tại khu vực phía Tây Bắc hồ Linh Quang, tạo bố cục cân đối trong tổng thể không gian quy hoạch cảnh quan; gần với ga đường sắt Quốc gia, đường sắt đô thị, hiệu quả trong hoạt động theo đúng mô hình TOD - phát triển theo định hướng giao thông công cộng. Điều đáng nói, trong tổng diện tích 98,1ha nói trên, hiện mật độ đất cho cây xanh chỉ đạt 1,5%, song ở đồ án quy hoạch này con số đã lên tới 10,5%.
Không gian kiến trúc cảnh quan của đồ án được quy hoạch gồm 9 phân vùng không gian chức năng. Trong đó, có khu văn hoá thấp tầng; các khu tài chính, khu kiến trúc; khu truyền thông; khu công viên; khu thương mại quốc tế; khu lối sống mới; khu nghỉ dưỡng đô thị; Khu ga đường sắt. Các công trình được nghiên cứu, định hướng xây dựng cao tầng gắn với ga đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị theo đúng mô hình TOD, đảm bảo tính kinh tế và khả thi khi thực hiện quy hoạch.