Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

“Đỏ mắt” tìm hàng may mặc Việt ở khu vực phố cổ

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thị trường hàng quần áo rét đã bắt đầu sôi động người mua, người bán. Tuy nhiên, để tìm được sản phẩm may mặc của Việt Nam trong khu vực phố cổ Hà Nội, và chợ Đồng Xuân thật không dễ.

Phần lớn quần áo là hàng Trung Quốc

Đây là chia sẻ của một tiểu thương ở chợ Đồng Xuân, Hà Nội. Theo tìm hiểu của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị: Thời tiết se lạnh, các mặt hàng quần áo, vải và phụ kiện may mặc cho mùa đông bắt đầu tăng số lượng bán ra. Đi dọc các tuyến phố trong khu phố cổ Hà Nội, như: Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Giấy, Lãn Ông, Hàng Gai, Hàng Cá, Hàng Cân … và chợ Đồng Xuân, nơi tập trung các đầu mối bán buôn của Hà Nội về các mặt hàng này rất đông người mua. 
Chợ Đồng Xuân tấp lập người mua quần, áo.
Chợ Đồng Xuân tấp nập người mua quần, áo.
Theo chia sẻ của bà con tiểu thương ở đây, số lượng hàng mùa đông bán tăng từ 20 – 30% so với trước đây khoảng 2 tuần. Các mặt hàng bán ra đa dạng, từ quần, áo khoác, vải may quần áo và các phụ kiện.

Ở các tuyến phố hay trong chợ Đồng Xuân, chủ cửa hàng ai cũng đon đả mời chào mua quần áo. Hàng nào cũng giới thiệu hàng Quảng Châu, Hong Kong đẹp, nhiều kiểu dáng trẻ trung, màu sắc tươi tắn đủ màu lựa chọn. Quả đúng như giới thiệu của các cửa hàng, hàng hóa đa dạng về chủng loại, màu sắc. 
Phố Hàng Đào tràn ngập hàng may mặc Trung Quốc và những vị khách du lịch đi lướt qua rất nhanh.
Phố Hàng Đào tràn ngập hàng may mặc Trung Quốc và những vị khách du lịch đi lướt qua nhanh.
Trò chuyện với một chị bán hàng trong chợ Đồng xuân đã lâu năm, chị cho biết: Ở chợ này, hơn 90% là hàng Trung Quốc. Chỉ có một số hàng Việt Nam như: Vải Thái Tuấn, vải lụa may áo dài là của Việt Nam. Còn lại hàng Việt ở đây nhiều hơn là đồ thủ công mỹ nghệ của các làng nghề sơn mài, gốm sứ, gỗ tiện…

Chị còn giới thiệu với phóng viên: Ở chợ này chỉ là những quần áo thông dụng để bán buôn cho bà con ở các tỉnh, chợ lẻ mua về để bán lẻ. Nếu em muốn mua quần áo mặc thì phải ra phố Hàng Cá, Hàng Cân, ở đấy mới có nhiều quần áo cao cấp. Đồng thời, chị cho biết đó là hàng Trung Quốc nhưng là hàng cao cấp, đẹp hơn ở đây về chất liệu và kiểu dáng độc đáo hơn.

Người nước ngoài mua gì ở phố cổ và chợ Đồng Xuân?

Theo chân một nhóm người nước ngoài vào đi dọc các tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đường và đến chợ Đồng Xuân, phóng viên nhận thấy, hầu như họ chỉ đi lướt qua các cửa hàng bày bán quần áo ở các tuyến phố. Đến một số cửa hàng bán đồ lưu niệm bày bán các sản phẩm của làng nghề truyền thống có một số người dừng lại ngắm nghía rồi lại đi. 
Người khách du lịch này chỉ là 1 trong nhiều vị khách cùng đoàn dừng lại ngắm hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, rồi cũng đi ngay.
Người khách du lịch này chỉ là 1 trong nhiều vị khách cùng đoàn dừng lại ngắm hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ...
rồi cũng đi ngay.
... rồi cũng đi ngay.
Theo chia sẻ của một chị bán hàng ở chợ Đồng Xuân, “khách tây” (người nước ngoài) ít mua hàng ở đây lắm. Họ chỉ tham quan xong lại ra, có chăng họ chị mua những sản phẩm của làng nghề làm kỷ niệm, vì nó có tên Vietnam, hoặc Hanoi.  
Khách du lịch thưởng thức bún chả của Hà Nội.
Khách du lịch thưởng thức bún chả của Hà Nội.
Khách tham quan trên khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm.
Khách tham quan trên khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm.
Theo chia sẻ của một hướng dẫn viên khách du lịch tham quan phố cổ: Khách du lịch đến phố cổ và vào chợ Đồng Xuân chủ yếu tham quan tìm hiểu văn hóa của người Hà Nội, thưởng thức các món ăn dân dã, như: Bún chả, bún đậu, phở, ốc luộc …, các loại bánh làm theo phương thức gia truyền của người Hà Nội; hoặc ra bờ hồ Hoàn Kiếm ngắm cảnh, ăn kem Tràng Tiền. Những người mua sắm chủ yếu tìm các mặt hàng thủ công có gắn với các địa danh, hoặc văn hóa của Hà Nội và Việt Nam để mua. Phần lớn là mua quà lưu niệm, còn quần áo Việt ở đây rất ít nên không mấy người mua.

Anh này còn cho biết thêm: Nếu những người đi tour dài ngày, có nhiều thời gian họ về các làng nghề truyền thống để tìm hiểu phong tục, tập quán và phương thức sản xuất của người dân ở đây, đồng thời chụp ảnh và mua sắm luôn. Nhu cầu mua sắm của khách du lịch là có, nhưng ở trung tâm thành phố Hà Nội đang thiếu những trung tâm giới thiệu sản phẩm đặc thù của địa phương với khách du lịch./.