Thị trưởng TP Deflt, Hà Lan Bas Verkerk chia sẻ, TP này nổi tiếng với phương pháp tập trung vào việc kết hợp các nguồn lực, con người và hệ thống để thực hiện những thách thức lâu dài để trở thành một TP tiến bộ, bền vững. Rõ ràng, mục tiêu tổng thể của chính phủ điện tử (eGoverment) là để cung cấp quản trị tốt hơn cho tất cả các nhóm mục tiêu.
|
Chính phủ điện tử là một trong những trụ cột quan trọng trong xây dựng TP thông minh. Nguồn: Federal Times. |
Chính phủ điện tử cũng mở ra khả năng cải thiện nền kinh tế với sự trợ giúp của thương mại điện tử, cho phép cải thiện việc thực hiện thủ tục hành chính và tài chính cho các DN. Thậm chí, Ủy ban châu Âu đang tích cực hỗ trợ việc giới thiệu chính phủ điện tử ở cả cấp quốc gia và châu Âu. Mục tiêu là phát triển các dịch vụ eGovernment xuyên biên giới hiệu quả nhằm khuyến khích sự tương tác giữa các cơ quan chính phủ, công dân và DN bất kể quốc gia xuất xứ của họ.
Một trong những mục tiêu chính của EC là tăng cường sử dụng các dịch vụ của chính phủ điện tử. Ủy ban đang nhắm mục tiêu tỷ lệ sử dụng cho các dịch vụ eGovernment ở 50% công dân và 80% DN. Trong thế kỷ XXI, cách duy nhất để duy trì tốc độ là cung cấp dịch vụ công cộng mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị. Bằng cách tăng cường sự tham gia và minh bạch, eGovernment trở thành một công cụ để quản trị tốt.
Mô hình của SingaporeTrong lĩnh vực chính phủ điện tử, Singapore đang là nước dẫn đầu với hệ thống dịch vụ hồ sơ điện tử (IRAS), passport điện tử (MHA) và tín dụng điện tử (NLB). Đó là những công cụ của một chính phủ điện tử, không chỉ đáp ứng nhanh nhất thế giới mà còn thông minh nhất thế giới, giúp Singapore vượt lên các quốc gia trong khu vực.
Với Singapore, công nghệ thông tin vào biến đổi Singapore thành một quốc gia thông minh thì công nghệ này cũng có nhiệm vụ không bỏ bất cứ người nào ở lại phía sau. Các trung tâm kết nối công dân (Citizen Connect Centres) đã được thành lập có nhiệm vụ hỗ trợ công dân thiết lập hồ sơ điện tử. Hồ sơ điện tử này được sử dụng cho nhiều hoạt động như khai báo thuế, vay mượn ngân hàng, chăm sóc sức khỏe và trong những dịch vụ tư pháp.
Nhu cầu cho sự phát triển của chính phủ điện tử mà trước hết là chính quyền đô thị điện tử nay đã khác rất nhiều so với chỉ vài năm trước, nhờ sự tiến bộ của công nghệ, việc định nghĩa và định hướng đô thị thông minh đã tiến lên những cấp bậc mới mà trong cuộc cạnh tranh này không TP nào muốn trở nên lạc hậu. Từ những cơ sở nền tảng đô thị thông minh mà người ta hay nói đến như hạ tầng kỹ thuật cũng như số người sử dụng internet, các TP thông minh nay nhắm đến những lợi thế của mình để tạo nên sự khác biệt, hấp dẫn và sức cạnh tranh cho riêng TP so với khu vực và với các thành phố thông minh khác.
Thành tựu của Hà NộiTrong quá trình hướng đến đô thị thông minh, Thủ đô Hà Nội cũng đã bước đầu có những thành tựu trong xây dựng chính quyền điện tử. Cụ thể, TP đã hoàn thành hệ thống mạng WAN kết nối các cấp xã phường quận huyện, cập nhật cơ sở dữ liệu cho khoảng 9,5 triệu người dân Thủ đô, 100% thủ tục kê khai hải quan, 98% thu tục kê khai và nộp thuế và 100% thủ tục đăng ký DN được thực hiện trực tuyến… Đặc biệt, TP đã hoàn thành hồ sơ dữ liệu cho 7,5 triệu người dân Thủ đô, với 32 kênh thông tin; đối với nhà trường, đã thiết lập hồ sơ và sổ điện tử học bạ cho 1,8 triệu học sinh.
Trong quá trình xây dựng chính phủ điện tử và thành phố thông minh, Hà Nội đặc biệt quan tâm đến thiết lập cơ sở dữ liệu, ứng dụng CNTT để điều hành giao thông, phục vụ cấp cứu, PCCC, giải đáp thắc mắc của người dân, phân tích dữ liệu, bảo mật hệ thống…
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, chính quyền TP thời gian qua đã tích cực làm việc với các DN nước ngoài để xây dựng các tổ hợp trung tâm dữ liệu lớn nhất toàn quốc tại Hà Nội, bao gồm 6 tổ hợp trung tâm dữ liệu với tổng công suất 1.200MW. Cùng với đó, tăng cường hợp tác, phát triển phần mềm để xây dựng TP thông minh như hệ thống bãi đỗ xe thông minh, thay thế hệ thống đèn tiết kiệm năng lượng…
(còn nữa)