Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Doanh nghiệp chia sẻ khó khăn và giữ chân người lao động

Kinhtedothi - Bên cạnh những DN thưởng Tết Nhâm Dần 1 tháng lương thứ 13, lại có đơn vị tăng tiền thưởng Tết cao hơn so với năm trước để giúp người lao động (NLĐ) giải quyết khó khăn và đồng thời giữ chân để chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất năm 2022.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-9 nên mặt bằng chung thưởng Tết năm 2022 mức bình quân thấp hơn năm 2021. Báo cáo của các DN trên địa bàn huyện Thanh Trì (Hà Nội) về tình hình thưởng Tết cho thấy: Thưởng Tết Dương lịch cao nhất 2.000.000 đồng, tiền thưởng bình quân 500.000 đồng; thưởng Tết Âm lịch (dự kiến) mức cao nhất 57.220.000 đồng, tiền thưởng bình quân 5.000.000 đồng.

Hoàn thiện sản phẩm tại Công ty Xe đạp Thống Nhất Hà Nội. Ảnh: Hải Linh

Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Xuất nhập khẩu Vạn Thuận Vũ Thị Minh Phương chia sẻ: Dịch Covid-19 bùng phát, hoạt động của đơn vị khó khăn nhưng chúng tôi cố gắng căn cơ hết mức có thể để thưởng Tết cho NLĐ là 1 tháng lương thứ 13, trung bình 10.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, có những DN sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì sẵn sàng thưởng tiền Tết 2022 ở mức cao hơn năm trước để chia sẻ lợi nhuận cũng như cảm ơn NLĐ đã gắn bó với đơn vị trong một năm đầy khó khăn và thử thách. Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội Hoàng Xuân Hiệp thông tin, nhà trường có mức thưởng Tết cho cán bộ, giảng viên và hơn 370 công nhân đang làm việc tại Trung tâm Sản xuất dịch vụ cao hơn năm ngoái từ 5 - 10%. “Hoạt động sản xuất năm 2021 của Trung tâm tốt hơn năm 2020, doanh thu đạt 62 tỷ đồng (tăng 3 tỷ đồng) nên chúng tôi tăng mức thưởng Tết, là lương bình quân của NLĐ trong 1 năm nhân hệ số 1,1 – 1,2, được trên 11,5 triệu đồng. Với những trường hợp NLĐ gặp khó khăn, chúng tôi sẽ thăm hỏi, hỗ trợ thêm”- TS Hoàng Xuân Hiệp lý giải.

Để động viên khích lệ NLĐ đã đồng hành cùng DN vượt qua các đợt dịch Covid-19, Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam dự kiến sẽ chi 35 tỷ đồng để chăm lo Tết cho NLĐ, mức thưởng bình quan từ 1,5 - 2 tháng lương. Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam có kế hoạch thưởng Tết 2022 cho NLĐ 1.42 tháng lương. Chủ tịch Công đoàn Công ty Phan Thanh Hải cho biết: Công ty chủ động tăng lương cơ bản cho NLĐ, với mức tăng thấp nhất là 6% so với năm 2020 và tặng những suất quà cho tất cả NLĐ. Ban chấp hành Công đoàn công ty tổ chức quyên góp hỗ trợ đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mỗi suất quà trị giá 550.000 đồng. Đồng thời, kết hợp với công đoàn cấp trên để lập danh sách các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn nhận hỗ trợ tiền và vé xe về quê ăn Tết.

Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các DN ở những tỉnh phía Nam tương đối lớn; không ít DN có biến động về lực lượng lao động. Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Thêu Đan TP Hồ Chí Minh Phạm Xuân Hồng cho rằng số lao động làm việc lâu năm vẫn gắn bó với DN trong và sau đại dịch. Khi các DN trở lại hoạt động bình thường, năng suất lao động tăng lên 20%, vì NLĐ có tinh thần thoải mái, làm việc hăng say và làm thêm giờ để trả gấp đơn hàng. Và, dù đã trở lại trạng thái bình thường mới nhưng khối DN vẫn còn rất nhiều khó khăn; nhưng lo cho công nhân là mục tiêu cơ bản nên các công ty đều có kế hoạch thưởng Tết. “Đa số các DN có mức thưởng Tết bình quân là 1 tháng thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng. Qua đó để giúp công nhân giải quyết khó khăn trong cuộc sống và đồng thời giữ chân NLĐ để thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2022. Riêng, Công ty CP May Sài Gòn 3 thưởng 1,7 tháng thu nhập, cao hơn năm ngoái (1,5 tháng thu nhập).

Khi dịch bệnh chưa kết thúc, đối với nhiều NLĐ được đi làm trở lại là điều may mắn và hạnh phúc. Mọi người càng phấn khởi hơn khi công ty đang khó khăn nhưng vẫn đặc biệt quan tâm, chăm lo đến NLĐ trong dịp Tết Nguyên đán cận kề. Chị Nguyễn Thị Thanh Hoa - công nhân Công ty CP May Sài Gòn 3 bộc bạch: Tôi làm ở công ty này được 17 năm, hiện nay thu nhập mỗi tháng khoảng 15 triệu đồng. Năm ngoái công ty thưởng Tết 1,5 tháng lương; nếu năm nay được thưởng 1,7 tháng lương thì mừng quá. Hai vợ chồng sẽ mang tiền thưởng về quê Vĩnh Long biếu bố mẹ, mua sắm Tết và chăm lo cho con ăn học. Chị Nguyễn Thị Dung - công nhân Công ty CP Cao su Sao Vàng cũng hy vọng sẽ được thưởng 1 tháng lương (khoảng 7 triệu đồng) cộng với tiền lương tháng để về quê Thanh Hóa sắm đồ Tết và đóng tiền cho 3 con ăn học; còn tiền thưởng Tết của chồng để trả số nợ đã vay trong năm qua.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

08 Apr, 09:55 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đang phải đối diện với những thách thức không nhỏ về ùn tắc giao thông (UTGT), ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh đó, quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông công cộng (GTCC) hiện đại, hiệu quả, bền vững đã trở thành yêu cầu cấp bách, một trong những yếu tố then chốt để Hà Nội hướng tới tương lai phát triển bền vững.

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

08 Apr, 02:48 AM

Kinhtedothi - Đi làm và có nhà là ước muốn của bất kỳ ai. Tuy nhiên, điều mà ai cũng biết, trừ trường hợp được bố mẹ cho nhà cửa, những người đi làm rất khó khăn để có căn nhà hay căn hộ riêng của mình.

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

06 Apr, 11:35 AM

Trải qua nhiều thăng trầm, “ngõ nhỏ, phố nhỏ” như một khoảng lặng riêng của đất Hà Thành. Nơi ấy gìn giữ được nét cổ kính, níu kéo nhịp sống, đặc trưng kiến trúc, văn hóa của Thủ đô. Nhưng do quá trình đô thị hóa tự phát nhiều năm qua, ngõ Hà Nội dần tiếp biến với hình hài lối sống mới, dẫn đến nhiều thách thức cho phát triển đô thị.

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

05 Apr, 03:09 PM

Kinhtedothi - Chẳng thâm niên cùng đất Kinh kỳ như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Bưởi, nhưng hơn 3 thập kỷ xôn xao dưới chân cây cầu Long Biên lịch sử cũng khiến chợ Long Biên trở thành một phần không thể thiếu của đời sống Hà thành. Nơi ấy là một mảng màu đậm sắc Hà Nội với đủ những mảnh ghép đời người trong ánh đèn lung linh xuyên đêm…

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

04 Apr, 05:06 AM

Tốc độ tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) bình quân đã được Quốc hội điều chỉnh khoảng 4,5 - 5%, cao hơn khoảng 0,5% so với chỉ tiêu đã đặt ra trong những năm gần đây. Dù vậy, từ nay tới cuối năm lạm phát vẫn là một thách thức lớn khi Việt Nam phải đối mặt với nhiều yếu tố biến động không lường trước từ cả trong và ngoài nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ