Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Doanh nghiệp gia công phần mềm Việt - Giải bài toán thị trường Bắc Mỹ

Kinhtedothi - Trong những năm gần đây, ngành gia công phần mềm ở Việt Nam có nhiều lợi thế nhất định để trở thành một trong những quốc gia gia công phần mềm hàng đầu.
Tiếp nối những thành công đạt được tại thị trường Nhật Bản, các DN gia công phần mềm đang tích cực tìm kiếm thêm những cơ hội mới tại thị trường châu Âu và Bắc Mỹ. Trong đó, thị trường Bắc Mỹ được rất nhiều DN công nghệ thông tin (CNTT) đặc biệt quan tâm, bởi đây là một thị trường CNTT lớn, kỳ vọng sẽ là thị trường tiềm năng thứ hai sau Nhật Bản.
“Đề bài” không khó
Nói đến thị trường gia công phần mềm của Bắc Mỹ là nhắc tới một thị trường có quy mô lớn nhiều tỷ đô, nhu cầu cao nhưng nhân lực đáp ứng được thì thiếu và tính cạnh tranh rất khốc liệt. Vì thế, DN phần mềm Việt Nam không thể ngồi chờ các đối tác này tiếp cận, mà chỉ dựa vào yếu tố: Giá thành rẻ nếu so sánh với Trung Quốc, Philippines hay Ấn Độ.
 Hoạt động làm việc của HanelSoft.
Tuy nhiên, các DN gia công phần mềm Việt vẫn có được những lợi thế rất lớn so với những DN về CNTT khác trên thế giới. Đầu tiên đó là việc Việt Nam hiện đang được các công ty lớn chọn làm điểm đầu tư lâu dài, như: Intel, Samsung, LG, Renesas, Foxconn, Fujitsu, Canon, Panasonic đã đặt nhà máy sản xuất; HP, CSC, Cisco, NTT, Toshiba, Sony, Hitachi, Boeing, Deutsche Bank đã chuyển phần nghiên cứu và phát triển về Việt Nam. Việt Nam cũng có nguồn nhân lực kỹ thuật cao dồi dào với trên 40.000 sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ hơn 290 trường đại học trên cả nước. Bên cạnh đó, Chính phủ có chính sách khuyến khích đầu tư mạnh mẽ vào các khu công nghệ cao, khu phần mềm; và các ưu đãi thuế cùng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Và một yếu tố nữa cần đề cập đến là giá dịch vụ gia công phần mềm tại Việt Nam dù có tăng trong những năm gần đây, nhưng vẫn thuộc hàng thấp nhất thế giới.
... Nhưng lời giải  không đơn giản
Để cạnh tranh trong nền kinh tế hiện nay, việc nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu chi phí đang là những ưu tiên hàng đầu của các DN. Theo ông Nguyễn Quang Minh - Trợ lý về CNTT của Tổng Giám đốc Hanel, đồng thời là Tổng Giám đốc HanelSoft - một công ty thành viên của Hanel: “Những tiêu chí về mặt chất lượng dịch vụ, đội ngũ nhân lực có trình độ cao, nguồn công nghệ chuyên sâu đa dạng và tiết kiệm chi phí cho khách hàng sẽ là chìa khóa cho các DN gia công phần mềm Việt giữ chân được các đối tác, khách hàng từ các thị trường khó tính như Nhật Bản hay Mỹ”.
Việt Nam đang có sự chuyên biệt khá rõ ràng về thị trường khi hầu hết các công ty gia công phần mềm tại Hà Nội tập trung cho thị trường Nhật Bản, còn đối tác từ Mỹ thường tìm đến các công ty phía Nam. Trong bối cảnh đó, việc Global Cyber Soft – một trong những công ty gia công phần mềm thuộc top đầu tại TP Hồ Chí Minh mới lập thêm văn phòng ở Hà Nội; hay sự kiện một loạt DN phần mềm phía Bắc được Sở Công Thương Hà Nội tổ chức sang Canada và Mỹ để giao thương, ký hợp đồng đối tác, chứng tỏ đang có sự giao thoa và mở rộng khá rõ nét trong chiến lược phát triển mạnh mẽ và chủ động của các công ty. Vấn đề là các “ông lớn” trong ngành có sẵn sàng chia sẻ cơ hội và hỗ trợ cho các công ty nhỏ hơn để cùng phát triển và xây dựng cộng đồng gia công phần mềm nói riêng cũng như ngành CNTT Việt Nam nói chung trở nên mạnh mẽ và có giá trị như mục tiêu mà rất nhiều các liên minh, hội và hiệp hội cùng ngành đã ra đời và mong muốn hướng tới hơn hay không.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
HanoiPrintPack 2025: làn gió mới cho ngành in ấn và đóng gói Việt Nam

HanoiPrintPack 2025: làn gió mới cho ngành in ấn và đóng gói Việt Nam

02 Jul, 09:19 PM

Kinhtedothi - Triển lãm Quốc tế ngành In ấn và Đóng gói Hà Nội lần thứ 12 (HanoiPrintPack 2025) diễn ra từ ngày 2 - 5/7 tại Trung tâm Triển lãm ICE Hà Nội, mang đến cơ hội kết nối, chia sẻ công nghệ, mở ra hướng phát triển bền vững cho ngành in ấn – bao bì Việt Nam.

EVNNPC tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả vận hành, dịch vụ khách hàng

EVNNPC tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả vận hành, dịch vụ khách hàng

01 Jul, 07:25 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/7, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) chính thức hoàn tất việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đến tận cấp cơ sở – đánh dấu một trong những bước chuyển đổi toàn diện và mạnh mẽ nhất trong lịch sử 56 năm phát triển của Tổng công ty.

MB ra mắt bộ sản phẩm tiền gửi 2025: Lợi nhuận tối đa, chốt lời linh hoạt

MB ra mắt bộ sản phẩm tiền gửi 2025: Lợi nhuận tối đa, chốt lời linh hoạt

01 Jul, 05:22 PM

Kinhtedothi - Nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm ngày càng đa dạng, MB giới thiệu đến Khách hàng bộ ba sản phẩm Tiền Gửi 2025 gồm: Tiền Gửi Linh Hoạt, Tiền Gửi Kỳ Hạn và Tiền Gửi Tích Góp, hướng đến nhu cầu tiết kiệm linh hoạt và tối ưu hóa lợi nhuận trong từng giai đoạn tài chính của khách hàng.

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

30 Jun, 07:36 PM

Kinhtedothi - Tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn rất cần đến quản trị, đào tạo đội ngũ nhân lực chiến lược. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải nắm bắt được xu hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn thông qua giao lưu, kết nối với cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia, học giả trong và ngoài nước, cũng như mô hình đào tạo phù hợp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ