Doanh nghiệp "sợ" thủ tục chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Quang cảnh hội nghị.

“Không phải các DN không muốn kinh doanh gỗ hợp pháp mà vấn đề họ sợ là thủ tục giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp rườm rà, phức tạp” – ông Nguyễn Diễn, Phó Giám đốc thường trực VCCI Đà Nẵng cho biết tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm truyền thông, thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan trong quá trình đàm phán, thực thi FLEGT-VPA” tổ chức ngày 20/8 tại Hà Nội.    

 
Quang cảnh hội nghị.
Kinhtedothi - Quang cảnh hội nghị.
Ông Diễn cho hay, Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) là một thỏa thuận ràng buộc pháp lý thương mại giữa Liên minh Châu Âu (EU) và một quốc gia sản xuất gỗ bên ngoài EU. Việt Nam hiện đang đàm phán VPA với EU. Mục đích của VPA/FLEGT là nhằm đảm bảo gỗ và các sản phẩm từ gỗ khai thác tại Việt Nam và xuất sang EU có nguồn gốc hợp pháp.

Theo khảo sát của Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED), 92% trường hợp đã có các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, nhưng khá nhiều số gỗ mua trong nước khó có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp. Không phải do gỗ không hợp pháp mà do người dân thiếu hiểu biết về thủ tục giấy tờ, ngại tới cơ quan chức năng, phần nữa theo họ thủ tục hành chính rườm rà, mất thời gian.

Mặt khác, văn bản pháp luật hiện hành để áp dụng về nguồn gốc ở Việt Nam chưa rõ ràng đầy đủ, hoặc các cơ quan có liên quan chưa hiểu một cách thống nhất làm DN gặp khó khăn. Bên cạnh đó, hồ sơ của hộ gia đình trồng rừng thường là giấy tờ viết tay nhiều, chữ khó nhìn, khi chứng nhận cũng không rõ ràng. Thêm vào đó, hồ sơ cũng lưu trữ không tốt nên hay bị mất.

Việc hoàn thiện hồ sơ chứng minh nguồn gốc gỗ theo như yêu cầu của nước nhập khẩu thường mất thời gian, phức tạp, tăng chi phí khiến cho giá gỗ mua trong nước có khi cao hơn nhập khẩu. Vì thế nhiều DN xuất khẩu đồ gỗ đang chọn cách nhập khẩu gỗ để thuận hơn cho hồ sơ chứng minh nguồn gốc dù trong nước có loại gỗ đó.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần