Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Độc đáo Lễ hội Kỳ yên thượng điền đình Bình Thủy

Kinhtedothi - Lễ hội Kỳ yên thượng điền đình Bình Thủy năm nay diễn ra từ ngày 9 - 11/5 (12/4 - 14/4 âm lịch). Đây là một sự kiện văn hóa tín ngưỡng truyền thống điểm nhấn của Cần Thơ nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thủy - Lê Phước Lợi cho biết: “Lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa; duy trì và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của Nhân dân và du khách đối với các giá trị di sản văn hóa dân tộc tại khu di tích, tạo điểm nhấn du lịch của TP cũng như quận Bình Thủy với du khách trong nước, quốc tế; gắn với các hoạt động kích cầu du lịch, phục hồi và phát triển kinh tế. Lễ hội năm nay gồm nhiều hoạt động phong phú, thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo bà con”.

Đình được xây dựng vào năm 1844 và được vua Tự Đức phê sắc phong thần cho làng là Bổn Cảnh Thành Hoàng vào ngày 29/11 năm Nhâm Tý (1852).

Lễ Thượng điền trong Lễ hội Kỳ yên đình Bình Thủy là lễ hội cúng Bổn Cảnh Thành Hoàng. Phần lễ bắt đầu bằng nghi lễ đưa Sắc thần du ngoạn. Sau đó lần lượt đến các nghi lễ tiếp theo như: Tế Thần Nông, thay khăn Sắc Thần, Chánh tế, xây Chầu, tế Bàn soạn, Túc Yết, Chánh tế, Tôn Vương, Sơn Quân, Tống khách… Sau khi kết thúc phần lễ, phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian thú vị, hấp dẫn như đua thuyền, kéo co, hội thi mâm xôi nghệ thuật, hát tuồng cổ…

Nghi thức đưa Sắc thần du ngoạn qua địa bàn các phường của quận Bình Thủy.

Ngoài ra, trong khuôn khổ sự kiện còn có không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng các quận, huyện trong TP; quảng bá, xúc tiến du lịch của 9 quận, huyện; trưng bày, triển lãm sách và thi hỏi đáp về lịch sử, văn hóa Cần Thơ…

Đình Bình Thủy (Long Tuyền Cổ Miếu) là công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ được xây dựng vào năm 1844 và vua Tự Đức phê sắc phong thần cho làng là Bổn Cảnh Thành Hoàng vào ngày 29/11 năm Nhâm Tý (1852).

Thực hiện nghi thức thay khăn Sắc Thần.

Sau nhiều lần trùng tu sửa chữa, đầu thế kỷ XX, Nhân dân cất lại đình ngay tại vàm Bình Thủy bằng gạch ngói và hoàn thành năm 1910.

Đến năm 1989, đình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Đây là một trong những ngôi đình có bề dày lịch sử về văn hóa tâm linh và kiến trúc độc đáo của miền Tây Nam Bộ và TP Cần Thơ nói riêng.

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Đỗ Thanh Bình và Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia lễ hội.

Hàng năm, tại đình Bình Thủy có 2 kỳ lễ hội lớn là: Lễ Kỳ yên thượng điền (tổ chức vào ngày rằm tháng 4 âm lịch) và lễ Kỳ yên hạ điền (vào ngày rằm tháng Chạp).

Vào các ngày này, dân làng mở lễ hội đình để tưởng niệm công tích của các vị thần, bậc tiền nhân mở đất, anh hùng dân tộc. Lễ hội là nét văn hóa đặc trưng được các bậc tiền nhân để lại khi xây dựng xóm làng, lập ấp tại vùng đất Bình Thủy và được truyền qua nhiều thế hệ. Lễ hội Kỳ yên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Diễn đàn kinh tế thường niên Cần Thơ 2025: phát triển logistics đường thủy Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Diễn đàn kinh tế thường niên Cần Thơ 2025: phát triển logistics đường thủy Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ