Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đối xử công bằng với người tình nghi phạm tội

Kinhtedothi - Người bị tình nghi thực hiện hành vi có tính chất tra tấn được hưởng những quyền giống như những người bị tình nghi thực hiện các hành vi phạm tội khác.
Ảnh minh hoạ

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội (Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015). Người bị tình nghi thực hiện hành vi có tính chất tra tấn theo đó cũng được hưởng những quyền giống như những người bị tình nghi thực hiện các hành vi phạm tội khác.

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp người bị tình nghi phạm tội trong các giai đoạn tố tụng cũng như bảo đảm mọi hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của pháp luật, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có một chương riêng với 27 điều quy định các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự. Đó là các nguyên tắc như:

Nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 13): người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (các điều 16, 71): người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Điều 11 của Công ước chống tra tấn quy định: “Mỗi quốc gia thành viên phải rà soát một cách có hệ thống các quy tắc, hướng dẫn, phương pháp và thực tiễn thẩm vấn cũng như các cơ chế giam giữ và đối xử với những người bị bắt, giam giữ, cầm tù dưới mọi hình thức, ở bất kỳ lãnh thổ nào thuộc quyền tài phán của mình, nhằm mục đích ngăn chặn mọi vụ việc tra tấn”.

Theo đó, các quốc gia thành viên phải xem xét một cách có hệ thống các quy tắc, hướng dẫn và biện pháp thẩm vấn (hỏi cung, lấy lời khai), cũng như việc bố trí giam giữ và đối xử với những người chịu bất kỳ hình thức bắt giữ, tạm giam, phạt tù trong lãnh thổ thuộc thẩm quyền tài phán của mình nhằm ngăn chặn sự tra tấn cũng như các hình thức đối xử tàn tệ, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm hoặc trừng phạt khác.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
TP Hồ Chí Minh: 7 năm xin sửa chữa nhà dột nát vẫn chưa xong

TP Hồ Chí Minh: 7 năm xin sửa chữa nhà dột nát vẫn chưa xong

16 Apr, 09:56 PM

Kinhtedothi - Gần 7 năm trôi qua, ông Nguyễn Thành Lâm nhiều lần nộp đơn xin sửa chữa căn nhà số 119/9 đường TMT 13, khu phố 2, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP Hồ Chí Minh, nhưng đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

Tiểu thương khu vực Vườn Dầu đề nghị được hoãn thời hạn di dời

Tiểu thương khu vực Vườn Dầu đề nghị được hoãn thời hạn di dời

09 Apr, 10:51 PM

Kinhtedothi - Trong những ngày qua, nhiều hộ tiểu thương tại Khu dịch vụ Vườn Dầu huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) khá lo lắng khi chính quyền địa phương ra thông báo chấm dứt hoạt động buôn bán kinh doanh tại khu vực này. Đồng thời chỉ sau ít ngày ra Thông báo, cho dù các tiểu thương còn chưa kịp chuẩn bị, thì đã có lệnh cắt điện…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ