Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Động lực cho thỏa thuận lịch sử

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Với 34/46 số phiếu ủng hộ, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bảo toàn thành công quyền phủ quyết để bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran.

Quyền phủ quyết của ông Obama

Lá phiếu mang tính quyết định thứ 34 thuộc về Barbara Mikulski – nữ Thượng nghị sĩ có thâm niên hoạt động lâu nhất trong cơ quan làm luật của nước Mỹ đã giúp ông Obama giữ được quyền phủ quyết. Động thái này góp phần bất chấp việc Đảng Cộng hòa đang kiểm soát Quốc hội kiên quyết phản đối thỏa thuận lịch sử này.
Động lực cho thỏa thuận lịch sử - Ảnh 1
Trong số đó, có 32 thượng nghị sĩ đảng Dân chủ và 2 thượng nghị sĩ độc lập, đồng nghĩa Đảng Cộng hòa không thể tập hợp đủ đa số áp đảo tại Thượng viện bao gồm 100 ghế để thông qua nghị quyết bác bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran. Đây có thể coi là một thắng lợi quan trọng của chính quyền Obama sau những nỗ lực vận động hành lang trong suốt mùa hè vừa qua.

Giữa lúc hạn chót để Quốc hội Mỹ bỏ phiếu quyết định tương lai thỏa thuận này vào 17/9 đã đến rất gần, mục tiêu tiếp theo của phe ủng hộ thỏa thuận này là tập hợp đủ ít nhất 41 phiếu tại Hạ viện, giúp Tổng thống Obama không phải sử dụng đến quyền phủ quyết. Để làm được điều này, chính quyền của ông Obama cần giành thêm được 7 phiếu ủng hộ nữa trong số 10 thượng nghị sĩ vẫn chưa đưa ra ý kiến. Tuy nhiên, tham vọng này có thể sẽ gặp nhiều khó khăn khi các thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa không chấp nhận thực tế này và khẳng định sẽ chống lại thỏa thuận đến cùng dù đã được Quốc hội thông qua.

“Điểm nóng” bầu cử 2016

Vấn đề hạt nhân Iran cũng đóng vai trò là “điểm nóng” trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Tất cả ứng viên chính của đảng Cộng hòa đều phản đối thỏa thuận hạt nhân với Iran dù không thống nhất về biện pháp ngăn chặn việc thông qua thỏa thuận trên.

Theo đó, phe phản đối cho rằng thỏa thuận trên nới lỏng quá nhiều lệnh trừng phạt với Tehran trong khi thiếu đảm bảo việc thanh sát các cơ sở hạt nhân của nước này. Họ lo lắng Tehran sẽ sử dụng 50 tỷ USD có được sau khi các lệnh trừng phạt kinh tế nới lỏng để tài trợ cho các tổ chức cực đoan có khả năng đe dọa các đồng minh của Mỹ, trong đó có Israel.

Tuy nhiên, những nỗ lực bảo vệ thỏa thuận này của Tổng thống Mỹ trong những giai đoạn cuối nhiệm kỳ là minh chứng cho quan điểm ngoại giao kiên định của ông. Khi nhận giải Nobel hòa bình năm 2009, ông Obama từng tuyên bố, Mỹ phải “cân bằng giữa biện pháp cô lập và đối thoại, sức ép và sáng kiến”, bởi “cấm vận mà không có đàm phán, lên án mà không đối thoại sẽ chỉ duy trì hiện trạng tiêu cực”, thông qua việc đối thoại với những quốc gia từng đối đầu với Mỹ, trước đây là Cuba và giờ là Iran. Nếu mọi việc suôn sẻ, đây sẽ là một “mốc son” quan trọng trong sự nghiệp ngoại giao của Tổng thống Mỹ. Do đó, con đường đưa thỏa thuận hạt nhân lịch sử trở thành hiện thực dù cái giá phải trả có gập ghềnh và khó khăn đến thế nào sẽ vẫn là xứng đáng.