Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Động thái mới của NATO phản đối Nga rút khỏi CFE

Liên Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các đồng minh NATO chỉ trích quyết định của Nga rút khỏi Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE).

Bên cạnh việc chỉ trích quyết định rút khỏi Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) của Nga, NATO cho biết dựa trên tình hình này, khối cũng có ý định đình chỉ hoạt động của hiệp ước có từ thời Chiến tranh Lạnh.  

Các quan chức gồm Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga và Chủ tịch đảng Nước Nga thống nhất Dmitry Medvedev (giữa bên trái) thăm một nhà sản xuất tên lửa. Ảnh: Reuters
Các quan chức gồm Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga và Chủ tịch đảng Nước Nga thống nhất Dmitry Medvedev (giữa bên trái) thăm một nhà sản xuất tên lửa. Ảnh: Reuters

NATO gọi cuộc chiến của Moscow đối với Ukraine là "đi ngược lại các mục tiêu của hiệp ước" và tuyên bố việc Nga rút khỏi CFE là hành động mới nhất của nước này "làm suy yếu một cách có hệ thống an ninh châu Âu-Đại Tây Dương".

Nga hôm 7/11 đã chính thức rút hiệp ước an ninh được coi là mang tính bước ngoặt nhằm hạn chế các loại lực lượng vũ trang thông thường quan trọng. Moscow đổ lỗi cho rằng Mỹ đã phá hoại an ninh thời hậu Chiến tranh Lạnh bằng việc mở rộng liên minh quân sự NATO.

Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) năm 1990, được ký một năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, đặt ra những giới hạn có thể kiểm chứng được đối với các loại thiết bị quân sự thông thường mà NATO và Hiệp ước Warsaw khi đó có thể triển khai.

Hiệp ước này được thiết kế để ngăn chặn một trong hai bên trong Chiến tranh Lạnh tập hợp lực lượng để tấn công nhanh chóng chống lại bên kia ở châu Âu, nhưng không được ưa chuộng ở Moscow vì được cho là làm giảm lợi thế của Liên Xô về vũ khí thông thường.

Trong diễn biến liên quan, Nhật Bản cho biết sự hỗ trợ của G7 dành cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga sẽ không bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột ngày càng gia tăng ở Trung Đông.

Tuyên bố được đưa ra trước thềm đàm phán trực tuyến của G7 với Liên minh châu Âu với Kiev trong cuộc họp ở Tokyo  hôm 7-8/ 11 để thảo luận các vấn đề bao gồm cuộc chiến của Nga ở Ukraine và cuộc khủng hoảng Israel-Gaza.