Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đức công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Kinhtedothi - Thủ tướng kế nhiệm Đức Friedrich Merz tuyên bố có thể sẽ cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Kiev, cho thấy bước ngoặt thay đổi chính sách của Thủ tướng đương nhiệm Olaf Scholz.

Thủ tướng kế nhiệm Đức Friedrich Merz. Ảnh: DW

Đức vừa công bố một gói viện trợ quân sự mới dành cho Ukraine, bao gồm xe bọc thép, tên lửa phòng không và pháo tự hành cùng nhiều loại vũ khí khác.

Trước đó trong tháng này, Thủ tướng kế nhiệm Đức Friedrich Merz đã gợi ý rằng ông có thể phá vỡ “điều cấm kỵ” mà chính phủ Berlin đặt ra trước đây liên quan đến việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev – một phát ngôn đã khiến Moscow lập tức đưa ra cảnh báo cứng rắn.

Chính phủ Đức hôm 17/4 đã công bố danh sách cập nhật các loại vũ khí và thiết bị quân sự mà nước này đã gửi cho Ukraine. Kể từ bùng phát xung đột Nga-Ukraine hồi tháng 2/2022, Đức đã cung cấp hoặc cam kết cung cấp viện trợ quân sự với tổng giá trị khoảng 28 tỷ euro trong đó khoảng 5,2 tỷ euro (tương đương 5,9 tỷ USD) được trích từ kho dự trữ của quân đội Đức.

Ngoài ra, Berlin cũng ước tính rằng “hơn 10.000 binh sĩ Ukraine đã được huấn luyện quân sự tại Đức”. Lô viện trợ mới nhất bao gồm một số xe bọc thép chống mìn (MRAP), đạn dược dành cho xe tăng Leopard 2, pháo tự hành phòng không Gepard và tên lửa cho hệ thống phòng không IRIS-T SLM.

Berlin cũng cung cấp cho Kiev một số pháo tự hành Zuzana 2, đạn pháo cỡ 155mm và 122mm, máy bay không người lái trinh sát và tấn công, cùng các vũ khí chống tăng di động và súng trường tấn công.

Tại cuộc họp Nhóm Liên lạc Ukraine diễn ra ở Brussels (Bỉ) hôm 17/4, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã công bố kế hoạch viện trợ thêm trang thiết bị quân sự cho Ukraine vào năm 2025.

Gói viện trợ này bao gồm 4 hệ thống phòng không IRIS-T, 300 tên lửa dẫn đường, 100 radar giám sát mặt đất, 100.000 viên đạn pháo, 300 máy bay không người lái trinh sát, 25 xe chiến đấu bộ binh Marder, 15 xe tăng Leopard 1A5 và 120 hệ thống tên lửa phòng không vác vai.

Trong cuộc phỏng vấn với đài ARD vào Chủ nhật tuần trước, ông Merz – người được kỳ vọng sẽ chính thức nhậm chức Thủ tướng vào ngày 6/5 – đã ám chỉ rằng ông có thể cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine. Tên lửa này có tầm bắn lên tới 500 km.

Thủ tướng đương nhiệm Olaf Scholz trước đó nhiều lần từ chối đề nghị của Kiev về việc cung cấp loại tên lửa này, với lý do động thái đó có thể dẫn đến sự leo thang nguy hiểm của cuộc xung đột.

Ông Matthias Miersch, lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) – lực lượng đang đàm phán thành lập liên minh cầm quyền với đảng Dân chủ Cơ đốc giáo của ông Merz – hôm 16/4 bày tỏ rằng Thủ tướng mới, “sau khi được các cơ quan tình báo Đức cung cấp đầy đủ thông tin, sẽ đánh giá lại vấn đề một cách thấu đáo”.

Phản ứng với tuyên bố của ông Merz, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố rằng bất kỳ cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình nào nhằm vào các cơ sở của Nga hoặc hạ tầng giao thông trọng yếu có sự hỗ trợ của Bundeswehr (quân đội Đức) sẽ bị xem là hành động tham chiến trực tiếp của Đức trong cuộc xung đột..

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân gián tiếp

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân gián tiếp

21 Apr, 07:44 AM

Kinhtedothi - Theo Thứ trưởng Ngoại giao Iran Kazem Gharibabadi, vòng tham vấn kỹ thuật giữa các chuyên gia Mỹ và Iran sẽ diễn ra vào ngày 23/4 tại Thủ đô Muscat của Oman, với sự tham gia của các bên trung gian.

Nga-Iran “bắt tay” vô hiệu hóa lệnh trừng phạt từ phương Tây

Nga-Iran “bắt tay” vô hiệu hóa lệnh trừng phạt từ phương Tây

19 Apr, 09:47 PM

Kinhtedothi - Theo Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện Nga - Iran vừa được Thượng viện Nga thông qua giữa tuần này, hai nước trở thành đối tác chiến lược và hợp tác trong tất cả các lĩnh vực như quốc phòng, chống khủng bố, năng lượng…

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea thuộc Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea thuộc Nga

19 Apr, 07:56 AM

Kinhtedothi - Bán đảo Crimea, nơi có đa số cư dân là người Nga, đã bỏ phiếu ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga hồi năm 2014, ngay sau cuộc đảo chính tại Kiev được phương Tây hậu thuẫn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ