Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Kinhtedothi - Ngày 20/4, tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông), UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ. Đây là những con sếu đầu đỏ đầu tiên được đưa về từ Thái Lan, thuộc Đề án “Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032”.

Dự chương trình có Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan; lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp; lãnh đạo Tổ chức Công viên động vật học Thái Lan và Vườn thú Nakhon Ratchasima (Thái Lan).

Những con sếu đầu đỏ này khoảng 7 tháng tuổi được nhân nuôi tại Vườn thú Nakhon Ratchasima và chuyển về Việt Nam bằng đường hàng không, bao gồm 3 con trống và 3 con mái.

Số sếu đầu đỏ này đã hoàn thành cách ly theo quy định về kiểm dịch động vật hoang dã tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, đủ điều kiện chuyển về Vườn Quốc gia Tràm Chim để tiếp tục chăm sóc và thực hiện công tác bảo tồn.

Nghi thức bàn giao sếu đầu đỏ giữa Giám đốc Vườn thú Nakhon Ratchasima và Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim. Ảnh: PL

Đây là kết quả của sự hợp tác hiệu quả giữa UBND tỉnh Đồng Tháp và Tổ chức Công viên động vật học Thái Lan (ZPOT), Hiệp hội vườn thú Việt Nam (VZA), Hiệp hội Sếu quốc tế (ICF) và Công ty TNHH Một thành viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng, sự kiện này là dấu mốc quan trọng, không chỉ đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Đồng Tháp mà còn là kết quả đặc biệt trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Đồng Tháp với Thái Lan. Đây không chỉ là một sự kiện khoa học, mà còn là minh chứng sinh động cho tinh thần hợp tác quốc tế, gắn kết khu vực, đồng thời truyền thông điệp đến cộng đồng về trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học.

Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng kêu gọi tất cả các bên cùng chung tay trong công cuộc khôi phục và phát triển loài sếu đầu đỏ phương Đông – biểu tượng của sự may mắn và hy vọng.

Tại buổi lễ còn ra mắt Đội tuyên truyền bảo vệ sếu đầu đỏ và các loài chim hoang dã tại Vườn Quốc gia Tràm Chim với 15 thành viên. Qua đó, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò, giá trị của loài sếu đầu đỏ đối với hệ sinh thái địa phương, cũng như truyền thông về bảo môi trường và đa dạng sinh học.

Trước đó, tháng 12/2024, UBND tỉnh Đồng Tháp công bố Đề án “Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032”. Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, mục tiêu chung của đề án là phục hồi và phát triển đàn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim bằng biện pháp nuôi và thả lại tự nhiên. Trong vòng 10 năm (từ năm 2022 - 2032), nuôi thả 100 con sếu với tối thiểu 50 con sống sót. Đàn sếu đầu đỏ thả ra có thể tự sinh sản, tồn tại ngoài tự nhiên và có thể sinh sống quanh năm ở vườn quốc gia này.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Sếu đầu đỏ loài sinh vật hiếm, có tên trong Sách Đỏ thế giới. Trước đây, có những năm, hàng nghìn sếu đầu đỏ di cư về vùng đất Tràm Chim sinh sống. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, quần thể sếu đầu đỏ về Tràm Chim ngày càng ít dần. Việc nghiên cứu, hợp tác chuyển giao, nuôi dưỡng và bảo tồn sếu đầu đỏ là yêu cầu cấp bách vì đây là loài chim chỉ thị về môi trường trong lành, sự phục hồi các giá trị sinh học tự nhiên; là biểu tượng về văn hóa, tâm linh trong đời sống tinh thần của người dân từ ngàn xưa.

Hai huyện của Đồng Tháp đạt chuẩn nông thôn mới

Hai huyện của Đồng Tháp đạt chuẩn nông thôn mới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ