Du lịch góp phần quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam
Kinhtedothi – Theo Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng, thông qua du lịch, các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam được quảng bá rộng rãi đến bạn bè quốc tế, góp phần nâng cao sức mạnh "mềm" của Việt Nam trên thế giới.
Nhân kỷ niệm 65 năm thành lập ngành du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025), Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng đã có thư chúc mừng gửi đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác trong ngành du lịch.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, trong chặng đương 65 năm xây dựng và phát triển, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ngành du lịch Việt Nam cũng luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đó là nhiệm vụ phục vụ các đoàn khách và phát triển kinh tế trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cho đến tuyên truyền hình ảnh dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình, muốn làm bạn với các quốc gia trên thế giới sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất và thúc đẩy hội nhập quốc tế mạnh mẽ khi đất nước đổi mới, đưa du lịch trở thành động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 72 lần, từ 250.000 lượt vào năm 1990 lên 18 triệu lượt vào năm 2019; du lịch đóng góp 9,2% trong GDP nền kinh tế.

Du khách nước ngoài tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Đối mặt với những thách thức chưa từng có tiền lệ của đại dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam đã nỗ lực vượt bậc để thích ứng linh hoạt, đối mới sáng tạo, không chỉ tái thiết lại hoạt động, phục hồi mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu tăng trưởng. Đồng thời tham mưu Đảng, Nhà nước ban hành nhiều cơ chế, chính sách quan trọng tạo nền tảng cho sự phát triển bên vững và toàn diện của du lịch trong kỷ nguyên mới.
Không chỉ đóng góp ở góc độ một ngành kinh tế, du lịch còn là nhịp cầu hữu nghị thúc đẩy giao lưu nhân dân và văn hóa đối ngoại. Thông qua du lịch, các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam được quảng bá rộng rãi đến bạn bè quốc tế, góp phần nâng cao sức mạnh "mềm" của Việt Nam trên thế giới. Du lịch Việt Nam đã thực sự vươn lên tầm cao mới với sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế thông qua nhiều giải thưởng danh giá đã nhận được.
Theo Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng. Ngành du lịch với vị thế đã được khẳng định cần tiếp tục kế thừa, phát huy bản lĩnh, tinh thần nỗ lực vượt khó của các thế hệ đi trước, đổi mới mạnh mẽ tư duy, nhận thức, cách làm, triển khai hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, xúc tiến quảng bá du lịch. Cùng với đó phát triển sản phẩm, tăng cường liên kết hợp tác, thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo... để đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
“Tôi tin tưởng rằng với những thành tích, kinh nghiệm đã đạt được trong 65 năm qua, cùng với tinh thần quyết tâm lớn, trách nhiệm cao, ngành du lịch sẽ phát huy tiềm năng và lợi thế, xứng đáng là nhịp cầu kết nối giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế. Đồng thời có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế, góp phần cải thiện chất lượng đời sống người dân, phát huy hiệu quả các giá trị di sản văn hóa và năng cao hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Khi giới trẻ say mê bảo tồn di sản văn hóa
Kinhtedothi – Bảo tồn và phát huy giá trị di sản không chỉ còn là nỗi canh cánh của những thế hệ lớn tuổi mà giờ đây đang thu hút sự quan tâm của giới trẻ, đặc biệt là đội ngũ gen Z với nhiều ý tưởng táo bạo, mới mẻ.

Chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện Luật Di sản văn hóa theo phân cấp
Kinhtedothi - Bộ VHTT&DL đề nghị các địa phương chuẩn bị tốt điều kiện về tài chính, nhân lực, cơ sở dữ liệu... để bảo đảm hoạt động quản lý Nhà nước theo phân cấp, phân quyền khi Luật Di sản văn hóa 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.

Festival Thăng Long - Hà Nội năm 2025: tôn vinh giá trị di sản văn hóa Thủ đô
Kinhtedothi - Ngày 6/6, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 157/KH-UBND về tổ chức Festival Thăng Long - Hà Nội năm 2025.