Dự luật Brexit lần thứ hai "mắc" ở cửa Thượng viện

Tú Anh (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thượng viện Anh vừa bỏ phiếu cho phép Quốc hội quyết định cách thức Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

Lần thứ hai trình dự luật lên Thượng viện Anh bỏ phiếu, chính phủ của Thủ tướng Anh Theresa May hôm 7/3 bị thất bại liên tiếp với kế hoạch Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) sau khi Thượng viện nước này bỏ phiếu cho phép Quốc hội quyết định về cách thức Anh rời khỏi EU.
 Thủ tướng Anh Theresa May
Với tỷ lệ thuận-chống tương đương 268-366 phiếu ủng hộ, các thượng nghị sĩ Anh đã nhất trí sửa đổi dự luật về trao quyền cho Thủ tướng Anh kích hoạt Điều 50 của hiệp ước Lisbon để bắt đầu tiến trình đàm phán Brexit.
Theo đó, thượng viên Anh yêu cầu chính phủ bổ sung một số thay đổi  như cho phép Quốc hội quyền quyết định kết quả cuối cùng của thỏa thuận giữa Anh và EU sau 2 năm đàm phán về Brexit. Ngoài ra, Thượng viện Anh còn yêu cầu đưa vào dự luật ban đầu điều khoản nhằm đảm bảo quyền lợi cư trú không thay đổi cho hơn 3 triệu công dân EU đang sinh sống tại Anh.
Do vấp phải trở ngại mới này nên dự luật kích hoạt Brexit của Chính phủ Anh sẽ phải quay trở lại Hạ viện để xem xét, tranh luận vào đầu tuần tới. Giới quan sát nhận định, việc làm này sẽ khiến tiến trình thông qua dự luật Brexit bị chậm lại so với kế hoạch (13/3). Cuộc “nổi loạn” của quốc hội Anh đã ngấm ngầm bùng phát. Cựu phó Thủ tướng Anh Michael Heseltine, là một trong những nhân tố dẫn đầu để thông qua việc sửa đổi dự luật này ở Thượng viện, cùng với các giới chức Công đảng đối lập, Dân chủ tự do và các nghị sỹ trung lập khác.
Những luồng dư luận ngược chiều trong nước Anh cũng đã lên tới cao trào khi trước đó, cựu Thủ tướng John Major chỉ trích dự luật Brexit là "quá lạc quan và thiếu tính thực tế". Những lo ngại về việc quá trình kích hoạt dự luật đó có thể bị trì hoãn cũng đã được đề cập một cách nghiêm túc. Mội lần sửa văn kiện, sẽ mất thêm một lần đệ trình để Thượng viện Anh thông qua. Tuy nhiên, điều mà Thủ tướng Theresa May lo ngại nhất là dự luật sửa đổi có thể sẽ vấp phải sự phản đối của những thành viên trong nội bộ Đảng cầm quyền.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần