Đừng “trói chân” doanh nghiệp
Trong đó có quy định “Đối tượng phục vụ chủ yếu là khách mua hàng trong phạm vi bán kính dưới 500m” đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều do chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Cụ thể, Dự thảo thông tư yêu cầu cửa hàng tiện lợi phải được đặt tại vị trí khu dân cư tập trung, khu thương mại dịch vụ, khu du lịch, nơi tập trung đông người. Diện tích kinh doanh từ 30m2 đến dưới 200m2. Hàng hóa chủ yếu là thực phẩm ăn ngay và hàng bách hóa nhỏ lẻ; hàng tiêu dùng nhanh. Thời gian hoạt động được tối đa 24 tiếng/ngày... Đặc biệt, dự thảo quy định những cửa hàng tiện lợi sẽ được bán chủ yếu theo phương thức tự phục vụ, thanh toán tập trung tại quầy thu ngân. Đối tượng phục vụ chủ yếu là khách mua hàng trong phạm vi bán kính dưới 500m.
Mới đây, trong công văn góp ý cho dự thảo gửi Bộ Công Thương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất bỏ quy định “Đối tượng phục vụ chủ yếu là khách mua hàng trong phạm vi bán kính dưới 500m”.
VCCI cho rằng, quy định này không khả thi đối với DN và yếu tố này nằm ngoài khả năng tự quyết định của DN, chủ cửa hàng do họ không thể biết được khách hàng của mình sinh sống tại đâu. Góp ý này là hoàn toàn có lý, bởi dự thảo thông tư đưa ra cần tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển chứ không phải là làm khó DN.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, để thông tư đem lại hiệu quả cao nhất và phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay, Bộ Công Thương chỉ nên xây dựng theo hướng khung thay vì đặt ra những tiêu chuẩn cứng nhắc. Vì hiện nay điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng thương mại của 63 tỉnh, thành là khác nhau, nếu đưa ra những tiêu chuẩn cứng nhắc sẽ khó có thể áp dụng được với tất cả các địa phương. Bộ Công Thương cần có sự linh hoạt trong xây dựng đề xuất để khi được ban hành chính thức, thông tư sẽ thực sự đi vào cuộc sống và có tác động tích cực đối với sự phát triển của hoạt động thương mại nội địa.
Việc xây dựng Dự thảo thông tư nhằm mục tiêu quy hoạch và phát triển các loại hình hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại và đem lại sự tiện ích cho người tiêu dùng là điều hoàn toàn cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh, người dân đã hình thành thói quen đi mua sắm tại siêu thị, trung tâm thương mại nhiều hơn.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của thị trường, cơ quan đề xuất dự thảo nên rà soát để chọn lọc các tiêu chí phân loại hạ tầng thương mại nhằm hướng đến mục tiêu đầu tiên là đáp ứng nhu cầu mua sắm thuận lợi của khách hàng. Tiếp theo là tạo điều kiện cho DN hoạt động kinh doanh thuận lợi cũng như đáp ứng nhu cầu quản lý của Nhà nước.
Mong rằng, Dự thảo thông tư sẽ sớm được Bộ Công Thương tiếp thu, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn, đáp ứng mục tiêu quan trọng nhất là mang lại lợi ích cho người dân, DN và cho cả nền kinh tế.

Giá USD tăng cao, doanh nghiệp xuất khẩu hưởng lợi
Kinhtedothi - Việc USD tăng giá cao đang giúp các DN xuất khẩu Việt Nam hưởng lợi về giá trị hàng hoá. Đây là cơ hội để DN tăng doanh thu, bù đắp chi phí do giá nguyên liệu đầu vào, chi phí logistics vẫn “leo thang” như hiện nay.

Doanh nghiệp điện tử thêm cơ hội vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Kinhtedothi - Gợi mở về thúc đẩy thương mại và phục hồi kinh tế, tạo ra chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu với các thị trường xuất khẩu ổn định... là những vấn đề đã được các chuyện gia, doanh nghiệp đưa ra tại Diễn đàn Điện tử Việt Nam 2022, ngày 20/7.

Trước 31/7, công khai kết quả thanh, kiểm tra trái phiếu doanh nghiệp
Kinhtedothi - Bộ Tài chính yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan liên quan khẩn trương báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra về phát hành trái phiếu doanh nghiệp trước ngày 31/7/2022.