Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

EC dùng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga để tái thiết Ukraine?

Kinhtedothi - Ủy ban châu Âu (EC) đang ấp ủ kế hoạch huy động hàng tỷ euro để tái thiết Ukraine, một trong những phương thức là yêu cầu các tổ chức tài chính đang nắm giữ tài sản bất động của Nga bàn giao một số lợi nhuận thu được.

Đức đã lên tiếng phản đối việc Brussel lên kế hoạch dùng lợi tức từ các tài sản bị đóng băng của ngân hàng Trung ương Nga cho việc tái thiết Ukraine, đồng thời cảnh báo rằng một động thái vội vàng có thể gây ra rủi ro pháp lý hoặc tài chính.

Một khu chung cư bốc cháy ở thành phố Bakhmut, Ukraine. Ảnh: AFP

Ủy ban châu Âu đang ấp ủ kế hoạch huy động hàng tỷ euro để tái thiết Ukraine, một trong những phương thức là yêu cầu các tổ chức tài chính đang nắm giữ tài sản bất động của Nga bàn giao một số lợi nhuận thu được.

Tuy nhiên, ý tưởng này vấp phải quan ngại được Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo. Đức và các quốc gia châu Âu khác đã kêu gọi đưa ra thêm ý tưởng.

Các quan chức cấp cao Đức bày tỏ nghi ngại về khả năng giành đủ ủng hộ của kế hoạch này, do rủi ro pháp lý quá cao. Một quan chức Bộ Ngoại giao cho biết Moscow “sẽ phải trả giá cho những thiệt hại mà nước này đã gây ra ở Ukraine” và khẳng định Đức đang làm “mọi thứ có thể một cách hợp pháp” để xác định vị trí và phong tỏa tài sản của các cá nhân và công ty Nga bị trừng phạt. Tuy nhiên, ông cho biết ý tưởng sử dụng quỹ của Nga để tái thiết Ukraine đã đặt ra "những câu hỏi phức tạp về tài chính và pháp lý".

Một quan chức Đức khác cho biết thêm rằng nếu EU lấy tiền từ ngân hàng Trung ương Nga hoặc thu được tiền từ việc đầu tư các quỹ, sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm khác, ví dụ như yêu cầu bồi thường thiệt hại của Ba Lan chống lại Berlin vì thiệt hại trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Kể từ khi EU và các đồng minh phong tỏa hàng trăm tỷ euro tài sản của ngân hàng Trung ương Nga do chiến sự tại Ukraine, các quan chức đã nhiều lần tranh luận về cách sử dụng một phần số tiền đó để tái thiết cho Kiev.

Các quan chức EU đã từ chối ý tưởng tịch thu hoàn toàn tài sản và thay vào đó đang tìm cách dồn một số tiền thu được cho Kiev. Một quan chức cấp cao Ukraine cho biết Kiev tin rằng EU có thể huy động 3 tỷ euro mỗi năm từ việc nắm giữ tài sản của ngân hàng Trung ương Nga. Quan chức này cũng khẳng định Ukraine đang xem xét một kế hoạch thay thế, theo đó EU có thể sử dụng các tài sản bị tịch thu của Nga làm tài sản thế chấp để vay đầu tư thu lợi nhuận, số tiền này sẽ được dành cho Kiev.

Các bộ trưởng ngoại giao từ khối 27 quốc gia dự kiến sẽ thảo luận về vấn đề này tại một cuộc họp ở Luxembourg trong hôm nay (26/6). 

FT dẫn nguồn từ một nhà ngoại giao của EU cho biết: “Có một sự đồng thuận rất rõ ràng và rộng rãi trong các quốc gia thành viên rằng nguồn tiền mới được tạo ra từ những tài sản bị đóng băng [của Nga], nên được sử dụng. Nhưng đây cũng không phải quyết định dễ dàng."  

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ