Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

EU, Nga đồng loạt "ra đòn"

Kinhtedothi - Cùng trong ngày 30/5 (sáng 31/5 - giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp đặt lệnh cấm vận một phần đối với ngành dầu mỏ Nga, trong khi tập đoàn Gazprom của Nga thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho một thành viên EU là Hà Lan.

Hãng tin DW (Đức) và đài Sputnik (Nga) dẫn lời Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí áp đặt lệnh cấm vận đối với 90% nguồn nhập khẩu dầu mỏ từ Nga trước cuối năm nay.

Ông Michel viết trên mạng xã hội Twitter: "Nhất trí cấm xuất khẩu dầu của Nga sang EU. Lệnh cấm ngay lập tức áp dụng với hơn 2/3 lượng dầu nhập khẩu từ Nga, cắt giảm một nguồn tài chính khổng lồ cho Moscow. Gây sức ép tối đa lên Nga để chấm dứt chiến sự".

Thông báo của Chủ tịch EC được đưa ra sau Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của EU tại Brussels (Bỉ) thảo luận về gói trừng phạt thứ 6 của khối này nhằm vào Nga, trong đó kết quả là một thỏa thuận có sự thỏa hiệp với Hungary - một trong những thành viên phản đối mạnh mẽ - để trừng phạt Moscow vì chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Các nội dung khác trong gói trừng phạt mới bao gồm việc loại ngân hàng lớn nhất của Nga - Sberbank - khỏi hệ thống tài chính quốc tế SWIFT; cấm các kênh truyền thông Nga phát sóng tại EU; và bổ sung nhiều cá nhân hơn vào danh sách bị phong tỏa tài sản.

Cùng ngày, tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Gazprom ngừng cung cấp khí đốt cho công ty năng lượng GasTerra của Hà Lan, sau khi hãng này từ chối thanh toán bằng đồng rúp.

Quyết định của tập đoàn năng lượng Nga đồng nghĩa với việc 2 tỷ m3 khí đốt sẽ không được cung cấp cho Hà Lan trong giai đoạn từ nay tới tháng 10. Theo thông báo của GasTerra, Gazprom sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho công ty này từ ngày 31/5. 

Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2/2022, Moscow đã yêu cầu khách hàng từ "các nước không thân thiện" - bao gồm nhiều nước thành viên EU - thanh toán khí đốt bằng đồng rúp. Đây được coi là một cách để giảm tránh các lệnh trừng phạt tài chính của phương Tây đối với ngân hàng trung ương của Nga.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng Phạm Minh Chính: doanh nghiệp là chủ thể của chuyển đổi xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: doanh nghiệp là chủ thể của chuyển đổi xanh

17 Apr, 03:20 PM

Kinhtedothi – Phiên đối thoại giữa các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025, diễn ra trưa 17/4, khẳng định vai trò trung tâm của cộng đồng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi xanh toàn cầu. Tại đây, đổi mới sáng tạo không chỉ là từ khóa của phát triển hiện đại, mà đang trở thành cấu phần cốt lõi trong các mô hình hợp tác công – tư hướng đến phát triển bền vững.

P4G Việt Nam 2025: Đầu tư khí hậu cần đòn bẩy công – tư

P4G Việt Nam 2025: Đầu tư khí hậu cần đòn bẩy công – tư

17 Apr, 02:59 PM

Kinhtedothi – Tại phiên đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp, diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định hợp tác công – tư (PPP) là nền tảng then chốt để hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và phục hồi toàn diện sau khủng hoảng.

Đại học Harvard trước nguy cơ mất quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế

Đại học Harvard trước nguy cơ mất quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế

17 Apr, 11:02 AM

Kinhtedothi - Chính quyền Tổng thống Donald Trump cảnh báo Đại học Harvard có thể bị tước quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế nếu không đáp ứng các yêu cầu của chính phủ, đồng thời tiếp tục đưa ra các biện pháp gây sức ép sau khi trường công khai phản đối loạt chỉ thị từ nhà cầm quyền.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ