EU tiếp nhận người tị nạn Ukraine: Thay đổi hoàn toàn

Dòng người tị nạn từ Ukraine sang các nước thành viên EU hiện tại gợi nhớ đến dòng người di cư và tị nạn từ Syria, Iraq, Afghanistan và một số quốc gia Bắc Phi hồi năm 2015 - 2016 đổ về EU. Hồi đó, EU miễn cưỡng tiếp nhận họ nhưng không tiếp nhận hết tất cả và tìm cách tập trung họ lại ở bên ngoài phạm vi EU như ở Thổ Nhĩ Kỳ để sàng lọc. Nội bộ EU phân rẽ sâu sắc về tiếp nhận hay từ chối nhận người tị nạn và di cư. Hungari và Ba Lan thuộc về diện những thành viên EU kiên quyết tiếp nhận người tị nạn và di cư.
Bây giờ, thực tế lại hoàn toàn khác hẳn. Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố EU tiếp nhận tất cả người tị nạn từ Ukraine. Ba Lan đột nhiên đi tiên phong trong việc tiếp nhận và đón chào người tị nạn chiến sự ở Ukraine. Trước đây mấy tuần, thành viên EU này còn xây dựng hẳn bức tường vật lý biên giới với Belarus để ngăn chặn người từ Syria, Iraq, Bắc Phi và Afghanistan đi qua Belarus tìm cách nhập cảnh vào Ba Lan để rồi tới các nước thành viên khác của EU.
Nguyên do cho sự thay đổi hoàn toàn và bất ngờ này là Ukraine có mối quan hệ đặc thù với EU và rất gần EU về địa lý. Chiến sự ở ngay sát biên giới thì tâm lý và hành động của EU phải khác. Nhưng nguyên do cũng còn cả ở chỗ người tị nạn bây giờ là người Ukraine chứ không phải người Syria, Iraq, Bắc Phi hay Afghanistan.
Rõ ràng là sắc tộc, tôn giáo và địa lý cũng là nguyên nhân rất quyết định. EU không nhất quán như thế thì làm sao tránh khỏi bị phê phán, tổn hại uy danh áp dụng "tiêu chuẩn kép" về hệ giá trị và quan điểm chính sách trong vấn đề tỵ nạn chiến tranh.

Mỹ cắt viện trợ cho quỹ của LHQ hỗ trợ người tị nạn Palestine
Kinhtedothi - Ngày 31/8, Nhà Trắng thông báo Mỹ tạm dừng tất cả các khoản viện trợ cho Quỹ Hỗ trợ của Liên Hợp quốc (LHQ) dành cho người tị nạn Palestine.

Từ Nobel kinh tế 2019: Trả tiền để nước nghèo tiếp nhận tị nạn?
Kinhtedothi - Cái tên Michael Kremer dường như được biết đến rộng rãi hơn trong tuần này bởi ông là 1 trong 3 người đoạt giải thưởng Nobel về khoa học kinh tế năm 2019.

Khủng hoảng Afghanistan sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng tị nạn mới tại châu Âu?
Kinhtedothi - Việc Taliban nắm quyền tại Afghanistan đã làm dấy lên lo ngại, về làn sóng người Afghanistan di cư và lặp lại cuộc khủng hoảng di cư vào năm 2016, khi hơn 1 triệu người từ Trung Đông đã đến châu Âu xin tị nạn.