Kinhtedothi - Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) vừa khẳng định không rút thân nhân các nhà ngoại giao ở Ukraine, bất chấp Mỹ có động thái trái ngược do lo ngại căng thẳng với Nga.
Ông Josep Borrell, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU. Ảnh: Tass
"Chúng tôi sẽ không làm điều đó vì chưa có lý do cụ thể. Tôi không nghĩ chúng ta phải bi kịch hóa tình hình, khi những cuộc đàm phán đang diễn ra", ông Josep Borrell, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU tuyên bố trước cuộc họp giữa các ngoại trưởng EU và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken vào ngày 24/1.
Tuy nhiên, theo hãng tin Tass, ông Borrell ông vẫn để ngỏ khả năng EU rút người khỏi Ukraine "nếu Ngoại trưởng Blinken cung cấp thông tin cho thấy động thái như vậy là hợp lý".
Trước đó, hôm 23/1, Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị thân nhân của các nhà ngoại giao ở đại sứ quán Ukraine về nước "do mối đe dọa từ hành động quân sự của Nga", đồng thời cho phép các nhân viên không thiết yếu tự nguyện rời Ukraine với chi phí do chính phủ cung cấp.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24/1 nói rằng Đại sứ quán Mỹ tại Kiev sẽ vẫn duy trì hoạt động. Phát biểu tại cuộc họp báo, quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo rằng phái đoàn ngoại giao Mỹ sẽ tiếp tục duy trì hoạt động tại Kiev, và Kristina Kvien - Phụ trách Đại sứ quán Mỹ tại Kiev, vẫn ở lại Ukraine. Theo quan chức này, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Tuy nhiên, quyết định mới nhất của Washington đã vấp phải phản ứng từ phía Kiev. Bộ Ngoại giao Ukraine ngày 24/1 gọi quyết định của Mỹ là "hấp tấp và cho thấy sự thận trọng thái quá”. "Chúng tôi cho rằng bước đi của Mỹ là việc làm hấp tấp và thể hiện thận trọng thái quá", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Oleg Nikolenko nói.
Ngay sau thông báo rút nhân viên ngoại giao của Mỹ khỏi Ukraine, chính phủ Anh cho biết nước này đã bắt đầu rút nhân viên khỏi Đại sứ quan Anh tại Kiev trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại biên giới Ukraine.
Kinhtedothi - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi EU “đối thoại thẳng thắn" với Moscow, đồng thời cho biết các đề xuất an ninh và ổn định của EU sẽ được đưa ra trong vài tuần tới.
Kinhtedothi - Ngày 23/1, Mỹ đã khuyến cáo tránh đi lại tới Ukraine, đồng thời yêu cầu nhân viên không thiết yếu tại Đại sứ quán Mỹ ở Ukraine cùng gia đình về nước "do mối đe dọa từ hành động quân sự của Nga".
Kinhtedothi - EU đang đặt cược vào khí LNG của Mỹ để thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga, song các chuyên gia cảnh báo rằng điều này có thể vô tình đẩy khối rơi vào một vòng xoáy phụ thuộc mới với Washington.
Kinhtedothi - Ngày 14/4, tàu BRP Gabriela Silang (OPV-8301) - tàu tuần duyên hiện đại thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines - đã chính thức cập cảng Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm xã giao Việt Nam từ ngày 14 đến 17/4/2025.
Kinhteothi - Nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), bao gồm cả những “ông lớn” như Đức, Pháp, Bỉ và Italia, kịch liệt phản đối kế hoạch tịch thu khoảng 300 tỷ USD tài sản Nga bị đóng băng để viện trợ quân sự cho Ukraine.
Kinhtedothi - Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn vừa đưa ra lời cảnh báo trên, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực tăng cường liên kết và khai thác sức mạnh từ thị trường với dân số hơn 600 triệu người.
Kinhtedothi - Giáo sư Brett Neiman - chuyên gia kinh tế nổi tiếng từ Đại học Chicago của Mỹ, nói rằng ông cảm thấy sốc khi phát hiện cách tính các gói thuế đối ứng của Mỹ đã dựa vào nghiên cứu của chính ông và một số chuyên gia khác.