Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

FDI đo sức khỏe doanh nghiệp nội

Kinhtedothi - Khoảng cách vẫn xa giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước đang làm đổi chiều nhiều tác động tích cực của dòng vốn này tới nền kinh tế Việt Nam.
Lần đầu tiên, Hội thảo khoa học Tác động của FDI đến kinh tế Việt Nam, do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) tổ chức được phân tích theo chuỗi số liệu từ 2001-2012 với các mẫu nghiên cứu là doanh nghiệp FDI tồn tại trong giai đoạn này.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Kết quả khảo sát của NCIF cho thấy, dù FDI có nhiều tác động tích cực, nhưng tình trạng doanh nghiệp FDI độc quyền, o bế trong một số ngành như kinh doanh đồ uống, thức ăn chăn nuôi… làm méo mó thị trường đang tăng lên. Cùng với đó, câu chuyện không mới của Canon trong gần 15 năm hoạt động tại Việt Nam mới chỉ đạt được mức nội địa hóa 60%, trong đó chưa đến 10% là từ doanh nghiệp Việt Nam chứng tỏ, khoảng cách giữa thực tiễn và mục tiêu trong thu hút FDI vẫn rất xa.

Đặc biệt, đặt vào bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, với hàng loạt cam kết mới sẽ có hiệu lực ngay trong năm 2015, khoảng cách giữa khu vực doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, thậm chí là sự chi phối ngày càng rõ nét của khu vực FDI trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, nhất là xuất nhập khẩu, sẽ là rào cản rất lớn trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

“Giải quyết tình trạng này là nhiệm vụ của chúng tôi. Có lẽ phải xây dựng chính sách phân kỳ để các doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ, rồi tiếp theo là chuyển giao đi kèm với nghiên cứu phát triển…”, ông Đỗ Nhất Hoàng nhấn mạnh khi nhắc tới các chính sách mới với FDI.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn, tác động của dòng vốn FDI với nền kinh tế Việt Nam không chỉ nhìn ở khía cạnh hệ thống pháp lý, chính sách trong nước. Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viên Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhắc lại bức tranh doanh nghiệp Việt Nam thiếu vắng doanh nghiệp quy mô vừa và ngày càng “li ti” hơn để nói rằng, bài toán về liên kết giữa doanh nghiệp FDI và nền kinh tế Việt Nam đang trở nên khó giải hơn.

“Sự thu hẹp của khu vực doanh nghiệp nhà nước là chắc chắn. Như vậy, nền kinh tế Việt Nam tới đây sẽ trông vào khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp FDI. Rõ ràng, sự nhỏ đi, yếu đi của doanh nghiệp tư nhân trong nước đang là câu chuyện lớn trong đánh giá tác động của FDI tới nền kinh tế Việt Nam”, ông Thành khuyến nghị.

Sự lo ngại của ông Thành ở chỗ, dòng vốn FDI ở Việt Nam cũng như trong ASEAN nằm trong mạng lưới sản xuất của khu vực và toàn cầu với sự kết nối giữa các trung gian lớn và có thị trường tiêu thụ cuối cùng là EU, Mỹ, Nhật Bản. Điều quan trọng là mạng sản xuất này chủ yếu là do các công ty đa quốc gia chi phối.

Thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam là để tham gia chuỗi giá trị này, họ phải phá vỡ được những mắt xích hiện có để thế chân. Việc Canon vẫn đang kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi kinh doanh của mình, hay chuyện Samsung mới đây đi tìm nhà cung cấp mà không thấy là những điều không khó để giải thích.

“Nhìn vào năng lực của doanh nghiệp Việt Nam, nếu không có chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp lớn lựa chọn doanh nghiệp trong nước làm nhà cung cấp, thì cơ hội để FDI tạo nên các tác động lan tỏa tích cực hơn giai đoạn trước cũng rất mờ mịt”, ông Vũ Quang Huy, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phân tích.

Ông Huy cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang thực hiện giải pháp yêu cầu nâng cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp FDI trong kết nối, hỗ trợ kỹ thuật, năng lực cho doanh nghiệp trong nước để đáp ứng được các yêu cầu của các mạng lưới sản xuất hiện đại.

Cũng phải nói thêm, đây là cơ sở để hình thành các cluster - cụm ngành công nghiệp theo từng lĩnh vực, ngành nghề, cách thức được xác định là hiệu quả nhất trong phát huy tác động lan tỏa tích cực của khu vực FDI tới nền kinh tế nội địa. Đây cũng có thể là lời giải hữu ích cho câu hỏi tại sao các khu công nghiệp ở Việt Nam, dù có các điều kiện để thúc đẩy liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước, song vẫn đang hoạt động phân tán…/.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
HanoiPrintPack 2025: làn gió mới cho ngành in ấn và đóng gói Việt Nam

HanoiPrintPack 2025: làn gió mới cho ngành in ấn và đóng gói Việt Nam

02 Jul, 09:19 PM

Kinhtedothi - Triển lãm Quốc tế ngành In ấn và Đóng gói Hà Nội lần thứ 12 (HanoiPrintPack 2025) diễn ra từ ngày 2 - 5/7 tại Trung tâm Triển lãm ICE Hà Nội, mang đến cơ hội kết nối, chia sẻ công nghệ, mở ra hướng phát triển bền vững cho ngành in ấn – bao bì Việt Nam.

EVNNPC tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả vận hành, dịch vụ khách hàng

EVNNPC tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả vận hành, dịch vụ khách hàng

01 Jul, 07:25 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/7, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) chính thức hoàn tất việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đến tận cấp cơ sở – đánh dấu một trong những bước chuyển đổi toàn diện và mạnh mẽ nhất trong lịch sử 56 năm phát triển của Tổng công ty.

MB ra mắt bộ sản phẩm tiền gửi 2025: Lợi nhuận tối đa, chốt lời linh hoạt

MB ra mắt bộ sản phẩm tiền gửi 2025: Lợi nhuận tối đa, chốt lời linh hoạt

01 Jul, 05:22 PM

Kinhtedothi - Nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm ngày càng đa dạng, MB giới thiệu đến Khách hàng bộ ba sản phẩm Tiền Gửi 2025 gồm: Tiền Gửi Linh Hoạt, Tiền Gửi Kỳ Hạn và Tiền Gửi Tích Góp, hướng đến nhu cầu tiết kiệm linh hoạt và tối ưu hóa lợi nhuận trong từng giai đoạn tài chính của khách hàng.

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

30 Jun, 07:36 PM

Kinhtedothi - Tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn rất cần đến quản trị, đào tạo đội ngũ nhân lực chiến lược. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải nắm bắt được xu hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn thông qua giao lưu, kết nối với cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia, học giả trong và ngoài nước, cũng như mô hình đào tạo phù hợp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ