Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

FED vẫn kéo dài chương trình mua trái phiếu dù lạc quan về kinh tế Mỹ

Kinhtedothi - Trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ hôm 23/2, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell đã phát tín hiệu cho thấy ngân hàng T.Ư Mỹ chưa sớm rút lại các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế.
Chủ tịch FED Jerome Powell vừa đưa ra đánh giá tích cực vào đà phục hồi mạnh của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm nay khi cuộc khủng hoảng Covid-19 hạ nhiệt và việc tiêm phòng vaccine được mở rộng.
 Chủ tịch FED Jerome Powell 
Phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ hôm 23/2, Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết, dự báo về triển vọng của ngân hàng T.Ư có thể cho thấy nền kinh tế Mỹ đang hướng đến mức tăng trưởng 6% trong năm 2021, đồng thời tổng sản lượng quốc gia có thể trở lại mức trước đại dịch trong vài tuần tới. Chỉ trong vài tuần trước, những đánh giá lạc quan của lãnh đạo FED là điều không thể tưởng tượng. Tuy nhiên, chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 được đẩy nhanh, cùng với hỗ trợ tài chính liên bang đã nâng cao thu nhập hộ gia đình, thúc đẩy triển vọng kinh tế trong năm nay.
Trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ, ông Powell đã phát tín hiệu cho thấy ngân hàng T.Ư Mỹ chưa sớm rút lại các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, vốn đã bị đại dịch Covid-19 tàn phá. "Nền kinh tế vẫn còn cách xa các mục tiêu về lạm phát và việc làm mà chúng tôi đề ra, và có lẽ sẽ phải mất một  thời gian để chúng ta đạt được những tiến triển đáng kể hơn", lãnh đạo FED nhấn mạnh.
Ngay cả khi người Mỹ được tiêm chủng với tỷ lệ hơn 1,5 triệu người mỗi ngày và số ca mắc virus SARS-CoV-2 giảm, ông Powell và các nhà hoạch định chính sách của FED vẫn tập trung vào việc lấp đầu gần 10 triệu việc làm bị thiếu một năm trước. Ngoài ra, nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang đối mặt những rủi ro tiềm tàng trước diễn biến khó đoán định của dịch bệnh. “Trong khi tình hình dịch Covid-19 bắt đầu có những tín hiệu tích cực và việc tiêm vaccine diện rộng đang gia tăng kỳ vọng sớm trở lại tình trạng bình thường vào cuối năm nay, song nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục phụ thuộc đáng kể vào diễn biến dịch bệnh cũng như các biện pháp để kiểm soát đại dịch này”, ông Powell lưu ý.
Hiện FED đang mua vào 120 tỷ USD tài sản mỗi tháng, gồm 80 tỷ USD trái phiếu kho bạc và 40 tỷ USD là các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp. FED cam kết sẽ duy trì tốc độ mua tài sản như hiện nay "cho đến khi đạt được những tiến bộ đáng kể hơn" trong quá trình hướng tới mục tiêu lạm phát 2% và đạt trạng thái toàn dụng lao động.
"Chủ tịch FED đã không đưa ra bất kỳ chỉ báo nào cho thấy ngân hàng T.Ư Mỹ đang tính tới chuyện thay đổi chính sách rất "bồ câu" của mình", các chuyên gia phân tích Roberto Perli và Benson Durham của Cornerstone Macro nhận xét.
Về lạm phát, ông Powell dự báo tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên trong những tháng tới, vì hiện chỉ số giá đang ngang với mức cách đây 1 năm, khi nền kinh tế gần như đóng cửa hoàn toàn. Bên cạnh đó, lạm phát cũng tăng vì nhu cầu chi tiêu bù sau khi ngày càng có nhiều người được tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, mức tăng là không lớn và sẽ không kéo dài.
Buổi điều trần của Chủ tịch FED diễn ra trong bối cảnh sự lạc quan vào đà phục hồi kinh tế Mỹ ngày càng tăng nhờ kế hoạch tăng tốc tiêm ngừa vaccine Covid-19, cùng với kỳ vọng vào các gói kích thích tài khóa bổ sung mà Tổng thống Joe Biden và Quốc hội sẽ thông qua. Theo ông Powell, hiện tượng lợi suất trái phiếu tăng vọt – điều khiến thị trường chứng khoán bất an những ngày gần đây - là "dấu hiệu của sự tự tin" vào viễn cảnh kinh tế sáng sủa./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ