Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá dầu lần đầu tiên tăng hơn 50 USD/thùng nhờ nguồn cung giảm

Thị trường "vàng đen" thế giới trong phiên giao dịch ngày 1/8 ghi nhận dầu thô ngọt nhẹ WTI lần đầu tiên tăng mạnh nhất kề từ ngày 25/5.
Giá dầu đi lên trong phiên này do nhu cầu nhiên liệu tại Mỹ tăng mạnh và có nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường dầu toàn cầu đang dần được cân bằng hơn.
Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ WTI tăng 15 xu Mỹ, lên mức 50,32/thùng, tương đương 0,3%, lần đầu tiên vượt mức giá trên 50 USD/thùng trong hơn 2 tháng qua.
Giá dầu Brent Biển Bắc giao dịch ở mức 52,85 USD/thùng, tăng 13 xu Mỹ, khoảng 0,25%.
Trên thị trường dầu, giá dầu thô tăng mạnh vì thông tin các thành viên trong và ngoài Nhóm Các nước xuất khẩu dầu (OPEC) sẽ nhóm họp vào ngày 7-9/8 tại Abu Dhabi để thảo luận việc tuân thủ cam kết giảm sản lượng.
 Theo ngân hàng BNP Paribas, xu hướng dự trữ dầu thô của Mỹ sụt giảm trong những tuần qua đã đẩy giá dầu đi lên.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tỷ lệ tuân thủ cam kết giảm sản lượng của OPEC giảm còn 78% trong tháng 6.
Giá dầu phục hồi sau nhiều tuần lo ngại về việc dư thừa nguồn cung khiến "vàng đen" giảm xuống dưới 42 USD/thùng, trong bối cảnh lo ngại dự trữ dầu của Mỹ sẽ ảnh hưởng tới nỗ lực cân bằng thị trường dầu toàn cầu của OPEC.
Cùng ngày, một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters chỉ ra rằng sản lượng khai thác dầu mỏ của các thành viên OPEC tăng, với sản lượng khai thác trong tháng 6 được điều chỉnh tăng thêm 200.000 thùng/ngày.
Tuy nhiên, dầu thô tồn kho của Mỹ đã giảm tuần thứ 4 liên tiếp, trong khi hoạt động sản xuất cũng hạ nhiệt với số giàn khoan tăng thêm 10 giàn trong tháng 7, lượng tăng ít nhất kể từ tháng 5/2016.
Thị trường năng lượng đang tập trung vào khả năng Mỹ sẽ trừng phạt ngành dầu khí của Venezuela nhằm đáp trả lại cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi để bầu ra Quốc hội lập hiến nhằm viết lại Hiến pháp mà Mỹ đã chỉ trích.
Song, đến cuối phiên, Bộ Tài chính Mỹ thông báo lệnh trừng phạt chỉ áp đặt đối với Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Trong khi đó, một số nhà giao dịch cho rằng đà phục hồi mạnh của giá dầu trong những ngày gần đây chủ yếu là do nguồn cung thắt chặt tại Mỹ.
Theo Ngân hàng Pháp BNP Paribas, xu hướng dự trữ dầu thô của Mỹ sụt giảm trong những tuần qua đã đẩy giá dầu đi lên.
Thống kê cho thấy lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã giảm gần 10% kể từ mức đỉnh hồi tháng 3 xuống 483,4 triệu thùng.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

09 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi - Tỷ lệ lạm phát giảm tại một số quốc gia Đông Nam Á đang làm dấy lên những lo ngại về khả năng suy yếu của nhu cầu tiêu dùng. Điều này diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan thương mại của Mỹ và sự cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

09 Jul, 07:56 AM

Kinhtedothi - Nhật Bản và Hàn Quốc, những đồng minh an ninh thân cận nhất của Mỹ tại Châu Á hôm 8/7 đã đối diện với mức thuế đe dọa cao hơn đối với hàng hóa vào Mỹ, trong khi đó Tổng thống Donald Trump cũng gia hạn khung thời gian để thực hiện các thỏa thuận.

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ