Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá điện tính... như cước điện thoại

Kinhtedothi - Sau nhiều ý kiến về sự minh bạch trong giá bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây đã có báo cáo gửi Bộ Công Thương đề xuất cơ chế giá điện 2 thành phần, gồm giá công suất và điện năng.

Theo đó, người sử dụng điện phải trả cho công suất đăng ký sử dụng và phần phải trả cho lượng điện năng tiêu thụ. Cơ chế giá điện này nôm na giống với giá cước điện thoại cố định, tức là một số tiền cố định gọi là tiền thuê bao hàng tháng, dù không nghe gọi gì, gọi là giá công suất. Phần thứ 2 là tính trên lượng điện năng tiêu thụ, gọi là giá điện năng.

Về lộ trình áp dụng giá điện 2 thành phần, EVN đề xuất qua hai giai đoạn là thử nghiệm và chuyển đổi (áp dụng chính thức thí điểm với khách hàng được lựa chọn). Lộ trình áp dụng giá điện này từ năm 2025 nếu giai đoạn thử nghiệm được triển khai và kết thúc như dự kiến. Thực tế hiện nay với việc áp dụng giá điện một thành phần, tiền điện sẽ trả theo sản lượng dùng. Cách tính này được đánh giá chưa phản ánh chính xác chi phí ngành điện bỏ ra (khấu hao tài sản, đường dây, trạm biến áp...). Trong khi đó cơ chế giá điện 2 thành phần sẽ thêm phần giá cho công suất đăng ký sử dụng.

Cụ thể, nhà cung cấp sẽ đưa ra các gói sản phẩm tương ứng biểu giá khác nhau phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng. Ví dụ, hai khách hàng cùng tiêu thụ 30kWh/ngày nhưng khách hàng dùng 30kWh trong 1 giờ sẽ được tính giá khác với khách dùng 30kWh trong vòng 24 giờ. Như vậy có thể thấy cơ chế biểu giá điện 2 thành phần phản ánh chính xác chi phí phải bỏ ra để phục vụ mỗi khách hàng, là chi phí đường dây, trạm biến áp và chi phí điện năng… Cơ chế này sẽ giúp giảm việc bù chéo giữa các khách hàng. Bên cạnh đó, cũng tránh các khách hàng đăng ký công suất lớn nhưng không dùng.

Về lộ trình, việc áp dụng biểu giá điện này dự kiến sẽ chia làm hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn thử nghiệm "trên dữ liệu thời gian thực" nhưng vẫn dùng biểu giá bán lẻ hiện hành để tính hóa đơn tiền điện, thực hiện hết năm 2024. Kết quả tính toán này sẽ dùng để so sánh, đánh giá và có điều chỉnh phù hợp hoàn thiện biểu giá.

Cùng với đó các văn bản pháp lý sẽ được chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn chuyển đổi - áp dụng chính thức giá điện 2 thành phần. Sau giai đoạn này, đơn vị tư vấn đề xuất áp dụng giá hai thành phần thí điểm cho khách hàng sản xuất lớn trong tập khách hàng tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), theo Nghị định 80/2024/NĐ-CP. Tức là, việc thí điểm được đề xuất cho khoảng 7.000 khách hàng có lượng tiêu thụ điện trung bình từ 200.000 kWh/ tháng. Các nhóm khách hàng khác tiếp tục thực hiện biểu giá hiện hành.

Mặc dù phương án mà EVN đề xuất được đánh giá là cần thiết để tiến tới triển khai cho phần lớn khách hàng ở các giai đoạn áp dụng chính thức nhưng yêu cầu đặt ra là ngành điện, trước hết phải xây dựng một kịch bản theo lộ trình, dựa trên những phương án đưa ra và trên kết quả của quá trình thí điểm. Và quan trọng nhất trong quá trình thí điểm không làm đội giá điện của người dân, mà chỉ quan sát, sau đó sử dụng kết quả thí điểm đó để tính toán và đưa ra một phương án phù hợp. Đối tượng áp dụng thí điểm nên bắt đầu từ khu công nghiệp, từ hoạt động sản xuất, vì đây là những đơn vị tiêu thụ nhiều điện nhất và tạo ra sự lãng phí công suất nhất.

Giá điện tăng 4,8%, người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền?

Giá điện tăng 4,8%, người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kiến tạo mô hình quản trị hiện đại

Kiến tạo mô hình quản trị hiện đại

04 Jul, 06:52 AM

Kinhtedothi - Chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức đi vào hoạt động thông suốt, với những đổi mới trong cách làm, tư duy và tác phong công vụ.

Tạo đà phát triển

Tạo đà phát triển

02 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi-Cùng với việc thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, Nhà nước đã phân cấp mạnh mẽ về quy hoạch cho chính quyền địa phương được chủ động lập, phê duyệt quy hoạch. Đây là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực cải cách hành chính và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững.

Khởi đầu vận hội phát triển mới

Khởi đầu vận hội phát triển mới

01 Jul, 05:00 AM

Kinhtedothi - Hôm nay, ngày 1/7/2025, đánh dấu một cột mốc có tính lịch sử của đất nước, khi các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau khi được sắp xếp gọn hơn về số lượng, mạnh hơn về không gian phát triển và nguồn lực, chính thức đi vào vận hành cùng với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Sông Hàn chưa bao giờ ngừng chảy – Đà Nẵng không ngừng vươn xa

Sông Hàn chưa bao giờ ngừng chảy – Đà Nẵng không ngừng vươn xa

30 Jun, 08:52 AM

Kinhtedothi - Tựa như một người con trở về giữa lúc giao mùa, Đà Nẵng thành phố của sông Hàn và gió biển - đang chuẩn bị bước sang một chương mới. Từ 0 giờ ngày 1/7/2025, địa giới hành chính sẽ được hợp nhất với tỉnh Quảng Nam. Khép lại 28 năm kiêu hãnh vươn mình từ ngày tách tỉnh 1997, Đà Nẵng hôm nay không chỉ là một địa danh, mà là biểu tượng sống động của tinh thần đổi mới, bản lĩnh hội nhập và khát vọng vươn xa của người Việt.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ