Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá lúa mì và ngô tăng

Kinhtedothi - Giá lúa mì và ngô trên các thị trường toàn cầu tăng nhanh sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận cho phép một số mặt hàng ngũ cốc xuất khẩu quan trọng từ Ukraine đi qua Biển Đen.

Giá cả tăng chóng mặt

Giá lúa mì trên Hội đồng thương mại Chicago (Chicago Board of Trade - CBOT) đã tăng 5,5% ngày 31/10, lên 8,74 USD/ giạ (đơn vị đo thể tích hệ thống Anh, bằng khoảng 35,2 lít ở Mỹ); giá ngô tăng 2,3% lên 6,96 USD/ giạ. Theo Reuters, giao dịch dầu cọ kỳ hạn tại Malaysia cũng tăng do lo ngại về tác động tiềm tàng đối với xuất khẩu dầu hướng dương của Ukraine.

Theo công ty dữ liệu nông nghiệp Gro Intelligence, Ukraine và Nga cùng chiếm gần 1/3 lượng xuất khẩu lúa mì toàn cầu. Họ cũng nằm trong số ba nhà xuất khẩu lúa mạch, ngô, hạt cải dầu và dầu hướng dương hàng đầu thế giới.

Một tàu chở đầy ngũ cốc đến Ethiopia từ cảng Pivdenyi ở Ukrane. Ảnh: The  New York Times

Nga đã đình chỉ tham gia vô thời hạn vào thỏa thuận ngũ cốc vào 28/10, sau khi những gì họ tuyên bố là một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của các lực lượng vũ trang Ukraine vào hạm đội Biển Đen của họ ở TP Sevastopol của Crimea. Ukraine đã cáo buộc Nga “tống tiền” và tưởng tự  ra "các cuộc tấn công khủng bố hư cấu" vào các cơ sở của chính họ ở Crimea.

Ủy ban Cứu trợ Quốc tế (IRC, một tổ chức viện trợ nhân đạo) cho biết hậu quả của việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc có thể là "thảm họa" đối với các nước nghèo, nhiều nước đang phải trải qua nạn đói cùng cực.

Hôm 31/10, các nỗ lực đã được tiến hành để giữ cho ngũ cốc tiếp tục vận chuyển bất chấp việc Nga rút thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc, điều này đang ngăn hơn 200 tàu rời cảng, theo một tuyên bố hôm Chủ nhật của Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine.

Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine Oleksandr Kubrakov cho biết 12 tàu đã rời các cảng Biển Đen của Ukraine hôm 31/10. Bộ này cho biết các tàu chở 354.500 tấn ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp khác đến châu Phi, châu Á và châu Âu,.

Trước đó, Liên Hợp quốc (LHQ) đã thông báo rằng họ đã đồng ý với Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ, hai nước đã giúp môi giới cho thỏa thuận ban đầu, để di chuyển 16 tàu qua Biển Đen. Nga đã được thông báo về kế hoạch này.

Nạn đói de dọa các nước nghèo

Ukraine là một trong những nước sản xuất ngũ cốc lớn trên thế giới. Nước này chủ yếu trồng và xuất khẩu lúa mì, ngô và lúa mạch. Theo Ủy ban châu Âu - EC, Ukraine chiếm 10% thị trường lúa mì thế giới, 15% thị trường ngô và 13% thị trường lúa mạch…

Lượng ngũ cốc lớn ở Ukraine nếu ngưng xuất khẩu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Ukraine là nước sản xuất lúa mì lớn thứ 7 thế giới trong năm 2021/22 với 33 triệu tấn. Chỉ có Úc, Mỹ, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc sản xuất nhiều hơn - với EU thực sự đứng ở vị trí đầu tiên nếu tính các quốc gia thành viên của liên minh với nhau.

Ukraine đứng thứ 6 về xuất khẩu ở thị trường ngô. Từ giữa năm 2021 đến giữa năm 2022, chỉ có Argentina, EU, Brazil, Trung Quốc và đặc biệt là Mỹ trồng nhiều ngô hơn Ukrane. Lúa mạch được trồng nhiều nhất ở EU, tiếp theo là Australia, Nga và Ukraine.

Các nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất vào năm 2020 (theo Đài Quan sát Phức hợp Kinh tế - OEC, một trang web trực quan hóa dữ liệu thương mại quốc tế) là Ai Cập (5,2 tỷ USD), Trung Quốc (3,47 tỷ USD), Thổ Nhĩ Kỳ (2,44 tỷ USD), Nigeria (2,15 tỷ USD) và Indonesia (2,08 tỷ USD). Ai Cập cũng là nước mua lúa mì lớn nhất đặc biệt từ Ukraine.

Khi nói đến ngô, số liệu gần đây nhất của OEC là từ năm 2018, với các nhà nhập khẩu hàng đầu là Mexico (3,14 tỷ USD), Nhật Bản (2,94 tỷ USD), Hàn Quốc (1,92 tỷ USD), Việt Nam (1,85 tỷ USD) và Tây Ban Nha (1,72 tỷ USD). Các khách hàng mua ngô chính từ Ukraine bao gồm Hà Lan, Tây Ban Nha và Trung Quốc.

Các quốc gia nhập khẩu lúa mạch hàng đầu vào năm 2020 bao gồm Trung Quốc (1,77 tỷ USD), Ả Rập Xê-út (1,38 tỷ USD), Hà Lan (512 triệu USD), Bỉ (369 triệu USD) và Đức (307 triệu USD). Trung Quốc là nước mua lúa mạch lớn nhất của Ukraine.

Xung đột vũ trang Nga - Ukraine ảnh hưởng như thế nào đến thị trường ngũ cốc toàn cầu?

Việc giao hàng ngũ cốc ban đầu bị đình chỉ do Nga phong tỏa các cảng của Ukraine, làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hàng trên toàn thế giới và giá cả tăng cao. Vào giữa tháng 5/2022, giá lúa mì và ngô xuất khẩu đã tăng vọt lên mức cao chưa từng thấy. Điều đó đã gây ra những hậu quả sâu rộng, đặc biệt là ở châu Phi, Trung Đông và châu Á, theo LHQ.

Tổ chức Nông Lương LHQ - FAO ước tính rằng, bất chấp xung đột ở Ukraine, sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2022 có thể sẽ chỉ nhỏ hơn một chút so với năm 2021. Việc Nga quyết định rút khỏi một thỏa thuận đảm bảo lối đi an toàn cho các tàu chở ngũ cốc quan trọng xuất khẩu từ Ukraine đã làm dấy lên “những lo ngại nghiêm trọng” về nguồn cung lương thực toàn cầu vào thời điểm thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng đói ngày càng gia tăng.

Các tổ chức nhân đạo toàn cầu, Liên minh châu Âu, NATO và LHQ đều đã  yêu cầu Moscow hủy bỏ quyết định của mình, đồng thời cảnh báo rằng bất kỳ sự sụt giảm xuất khẩu ngũ cốc nào từ Ukraine đều có thể gây ra hậu quả chết người.

LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng cứu vãn thỏa thuận vào tháng 7 mà cả hai đã giúp Ukraien xuất khẩu ngũ cốc với những con tàu di chuyển qua Biển Đen. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 1/11 nhấn mạnh rằng Moscow sẽ chỉ xem xét phục hồi nó sau khi "điều tra chi tiết" về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào thành phố cảng Sevastopol của Crimea.

Mới đây, các tổ chức quốc tế và Nga đang tìm tiếng nói chung về xuất khẩu ngũ cốc Ukraine. Tuy nhiên, việc duy trì thỏa thuận xuất khẩu cũ cũng như có thêm giao ước mới về vấn đề này xem ra còn chông gai. Dó đó, giá ngũ cốc, đặc biệt là lúa mì và ngô, vẫn sẽ còn tăng.

 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 2/11 cho biết, Nga đã đồng ý nối lại thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen kể từ trưa ngày thứ Tư. Ông Erdogan nói rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã nói chuyện với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar và nói với ông rằng hành lang ngũ cốc sẽ "tiếp tục giống như trước đây".

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói thêm rằng, xuất khẩu ngũ cốc sang các quốc gia châu Phi sẽ được ưu tiên; đồng thời nói rằng Nga lo ngại phần lớn lượng ngũ cốc xuất khẩu sẽ chuyển sang các nước giàu hơn.

 

Gạo Việt sẽ chiếm lĩnh thị trường thế giới

Gạo Việt sẽ chiếm lĩnh thị trường thế giới

Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm: Giá gạo Việt Nam liệu có tăng?

Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm: Giá gạo Việt Nam liệu có tăng?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

08 Apr, 09:55 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đang phải đối diện với những thách thức không nhỏ về ùn tắc giao thông (UTGT), ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh đó, quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông công cộng (GTCC) hiện đại, hiệu quả, bền vững đã trở thành yêu cầu cấp bách, một trong những yếu tố then chốt để Hà Nội hướng tới tương lai phát triển bền vững.

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

08 Apr, 02:48 AM

Kinhtedothi - Đi làm và có nhà là ước muốn của bất kỳ ai. Tuy nhiên, điều mà ai cũng biết, trừ trường hợp được bố mẹ cho nhà cửa, những người đi làm rất khó khăn để có căn nhà hay căn hộ riêng của mình.

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

06 Apr, 11:35 AM

Trải qua nhiều thăng trầm, “ngõ nhỏ, phố nhỏ” như một khoảng lặng riêng của đất Hà Thành. Nơi ấy gìn giữ được nét cổ kính, níu kéo nhịp sống, đặc trưng kiến trúc, văn hóa của Thủ đô. Nhưng do quá trình đô thị hóa tự phát nhiều năm qua, ngõ Hà Nội dần tiếp biến với hình hài lối sống mới, dẫn đến nhiều thách thức cho phát triển đô thị.

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

05 Apr, 03:09 PM

Kinhtedothi - Chẳng thâm niên cùng đất Kinh kỳ như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Bưởi, nhưng hơn 3 thập kỷ xôn xao dưới chân cây cầu Long Biên lịch sử cũng khiến chợ Long Biên trở thành một phần không thể thiếu của đời sống Hà thành. Nơi ấy là một mảng màu đậm sắc Hà Nội với đủ những mảnh ghép đời người trong ánh đèn lung linh xuyên đêm…

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

04 Apr, 05:06 AM

Tốc độ tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) bình quân đã được Quốc hội điều chỉnh khoảng 4,5 - 5%, cao hơn khoảng 0,5% so với chỉ tiêu đã đặt ra trong những năm gần đây. Dù vậy, từ nay tới cuối năm lạm phát vẫn là một thách thức lớn khi Việt Nam phải đối mặt với nhiều yếu tố biến động không lường trước từ cả trong và ngoài nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ