Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát bình ổn 14 ngày liên tiếp, dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.760 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.840 đồng/kg.
Thép Việt Ý duy trì đi ngang từ ngày 7/2, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 15.710 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 15.810 đồng/kg.
Thép Việt Sing ổn định, 2 dòng sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 15.630 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.830 đồng/kg.
Thép VAS bình ổn giá bán, hiện dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 15.680 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.880 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, với thép cuộn CB240 ở mức 15.500 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.810 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.680 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 15.730 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.860 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.850 đồng/kg.
Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 15.680 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.580 đồng/kg.
Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.520 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.580 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, với thép cuộn CB240 ở mức 15.830 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.880 đồng/kg.
Thép VAS, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.680 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với thép cuộn CB240 ở mức 15.530 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.480 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.470 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.580 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 11/2023 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 3 Nhân dân tệ, lên mức 4.082 Nhân dân tệ/tấn. Sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia báo cáo với Hiệp hội Thép Thế giới (worldsteel) là 140,7 triệu tấn trong tháng 12 năm 2022, giảm 10,8% so với tháng 12 năm 2021. Tổng sản lượng thép thô thế giới là 1.878,5 triệu tấn năm 2022, giảm 4,2% so với năm 2021.
Trung Quốc sản xuất 77,9 triệu tấn, giảm 9,8%. Ấn Độ sản xuất 10,6 triệu tấn, tăng 0,8%. Nhật Bản sản xuất 6,9 triệu tấn, giảm 13,1%. Hoa Kỳ sản xuất 6,5 triệu tấn, giảm 8,3%. Nga ước tính sản xuất 5,5 triệu tấn, giảm 11,3%. Hàn Quốc sản xuất 5,2 triệu tấn, giảm 11,6%. Đức sản xuất 2,7 triệu tấn, giảm 14,6%. Brazil sản xuất 2,5 triệu tấn, giảm 5,2%. Iran sản xuất 2,7 triệu tấn, tăng 3,3%.
Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc có thể chứng kiến sự phục hồi nhất định trong quý đầu năm 2023, do làn sóng Covid-19 hiện tại của nước này có thể sẽ tạm thời kết thúc vào cuối tháng 1.
Tuy nhiên, sự cải thiện trong sản xuất chế tạo và nhu cầu thép có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, do nhu cầu ở nước ngoài có xu hướng giảm sẽ tiếp tục làm suy yếu lĩnh vực này, trong khi hoạt động xây dựng bất động sản chậm lại và tiêu dùng trong nước suy yếu cũng sẽ gây thêm áp lực.
Trọng tâm chính của Trung Quốc trong năm 2023 được cho là sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước và các chính sách cụ thể hơn dự kiến đưa ra vào tháng 3. Tuy nhiên, hầu hết cho rằng tác động của bất kỳ gói kích thích nào đều có thể bị hạn chế đối với việc thúc đẩy tiêu dùng hoặc nhu cầu thép liên quan đến xây dựng trong năm 2023, vì nền kinh tế phải mất nhiều thời gian để thoát khỏi khủng hoảng nợ bất động sản và để người dân khôi phục niềm tin về chi tiêu.
Sản lượng thép thô của Trung Quốc năm 2022 giảm 2,1%, tương đương 21,73 triệu tấn so với năm 2021 xuống còn 1,013 tỷ tấn, đánh dấu mức giảm năm thứ hai liên tiếp.
Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục kiềm chế tăng trưởng sản xuất thép trong năm 2023, điều này sẽ hỗ trợ thị trường thép vì nhu cầu khó có thể cải thiện đáng kể trong năm nay.