Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.900 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.390 đồng/kg.
Thép Việt Ý, hiện thép cuộn CB240 giữ ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.250 đồng/kg.
Thép Việt Sing, thép cuộn CB240 ở mức 14.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.220 đồng/kg.
Thép Việt Đức tiếp tục đi ngang, với thép cuộn CB240 có giá 14.640 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 xuống mức 15.250 đồng/kg.
Thép VAS, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.720 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.120 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.900 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.250 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.050 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.660 đồng/kg.
Thép VAS, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.770 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.810 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.860 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, với thép cuộn CB240 giữ ở mức 14.920 đồng/kg. Tuy nhiên, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.550 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.770 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với thép cuộn CB240 ở mức 15.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.730 đồng/kg.
Thép Pomina tiếp tục bình ổn, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.370 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.680 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên sàn giao dịch Thượng Hải ở mức 3.660 Nhân dân tệ/tấn.
Giá thép giao kỳ hạn tháng 1/2024 có giá 3.598 Nhân dân tệ/tấn.
Các nguồn tin cho biết Bộ thép của Ấn Độ hôm 3/4 đã tổ chức một cuộc họp với các doanh nghiệp trong ngành về động thái áp thuế carbon của Liên minh Châu Âu (EU) khi nước này xuất khẩu 4 triệu tấn thép thành phẩm sang khu vực EU hàng năm.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh "cơ chế điều chỉnh biên giới carbon" (CBAM) đang được EU triển khai, cơ chế này sẽ có tác động bất lợi đến việc xuất khẩu các kim loại như sắt, thép và các sản phẩm nhôm của Ấn Độ sang EU.
EU sẽ giới thiệu CBAM từ ngày 1/10 năm nay. Cơ chế mới sẽ chuyển thành mức thuế 20 - 35% đối với một số mặt hàng nhập khẩu vào EU bắt đầu từ ngày 1/1/2026.
Theo yêu cầu của đại diện của nhiều công ty thép và các cơ quan công nghiệp, Bộ thép đã tổ chức một cuộc họp vào tối 3/4.
Các nguồn tin cho biết: “Trong cuộc họp hỗn hợp do thư ký thép Nagendra Nath Sinha chủ trì, ngành công nghiệp đã nêu vấn đề về CBAM, cho rằng nó vi phạm một số điều khoản của WTO”.
Họ cũng lưu ý rằng sau khi áp đặt chế độ thuế, Ấn Độ sẽ trở nên dễ bị bán phá giá các mặt hàng thép của các quốc gia khác nhau, có thể bao gồm cả những nước thuộc chính EU.
"Ngành công nghiệp cũng thông báo cho chính phủ rằng 79% lượng khí thải carbon trong lịch sử đã được thực hiện bởi chính các quốc gia phát triển, đó là lý do tại sao các trách nhiệm chung nhưng có phân biệt (CBDR) đối với lượng khí thải carbon đã được thống nhất trong Thỏa thuận Paris và thuế vi phạm này," họ nói.