Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát tiếp tục đi ngang trên biểu đồ. Cụ thể, thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 18.940 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.040 đồng/kg.
Thép Việt Ý không có điều chỉnh về giá, lần lượt với thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.890 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.990 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, hiện giá của 2 sản phẩm vẫn được giữ nguyên. Với thép cuộn CB240 ở mức 18.880 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.180 đồng/kg.
Thép VAS, giá bán tiếp tục bình ổn. Với dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.180 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.280 đồng/kg.
Thép Việt Nhật duy trì bình ổn giá bán, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.920 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với 2 sản phẩm bao gồm dòng thép cuộn CB240 đạt mức 18.820 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.030 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Các thương hiệu thép tại miền Trung duy trì giá bán trong hơn 30 ngày qua, với dòng thép cuộn CB240 có giá 18.790 – 18.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 bình ổn trong mức giá 18.840 - 19.580 đồng/kg.
Thép Hòa Phát tiếp tục kéo dài chuỗi ngày ổn định. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.090 đồng/kg.
Thép Việt Đức không có thay đổi giá bán. Cụ thể, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.280 đồng/kg.
Thép VAS giữ nguyên giá bán. Hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 18.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 đạt mức 18.840 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 19.380 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 19.580 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Tại thị trường miền Nam, thép Hòa Phát giữ nguyên giá bán. Cụ thể, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.090 đồng/kg.
Thép Pomina không có điều chỉnh về giá, với 2 dòng sản phẩm của hãng bao gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 19.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.630 đồng/kg.
Thép VAS bình ổn giá bán. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.890 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 chạm mức 18.990 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 18.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 19.130 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải hôm nay giảm 87 Nhân dân tệ so với phiên giao dịch trước đó, xuống mức 4.567 Nhân dân tệ/tấn.
Theo CNBC, Giám đốc điều hành kinh doanh của Tata Steel T. V. Narendran cho biết rằng tập đoàn khổng lồ có trụ sở tại Jamshedpur sẽ thúc đẩy tham vọng tăng trưởng lên hơn gấp đôi sản lượng, dựa trên sự tăng trưởng từ chính "nội lực" tại các địa điểm sản xuất thép hiện có.
"Chúng tôi không thực sự cần phải mua thêm bất kỳ tài sản mới nào để tăng lên 40 - 50 MTPA (triệu tấn mỗi năm) từ mức hiện tại là 20 MTPA. Chúng tôi sẽ dựa nhiều hơn vào bằng cách tăng sản lượng và nâng cao doanh số bán hàng trong thập kỷ này” - T. V. Narendran nói.
Tata Steel đã báo cáo sản lượng 19,06 triệu tấn trong năm tài khóa 2021 - 2022. Gã khổng lồ thép đã mua lại Bhushan Steel vào năm 2018, tiếp theo là Usha Martin vào năm 2019. Tất nhiên, họ cũng sẽ hoàn tất việc mua lại Neelachal Ispat Nigam Ltd (NINL) - một nhà máy gang thép tổng hợp 1,1 triệu tấn vào cuối quý 4 năm nay.
Xây dựng kế hoạch mở rộng của công ty, ông Narendran cho biết, sản lượng NINL sẽ được tăng lên 10 MTPA từ 1 MTPA, trong khi nhà máy Kalinganagar sẽ mở rộng lên 8 MTPA từ 3 MTPA và sau đó là 16 MTPA.
Bên cạnh đó, nói về quyết định của Tata Steel ngừng nhập khẩu than từ Nga sau cuộc xung đột với Ukraine, Narendran cho biết công ty nhận thức được rằng số lượng tương tự có thể dễ dàng tìm thấy từ các nước khác.
Vị lãnh đạo này cho biết: “Chúng tôi thường mua gần 15 tấn than mỗi năm, trong đó khoảng 3 tấn được sử dụng từ Nga. Bảo hiểm và chi phí vận chuyển bị cấm từ Nga và Ukraine đã khiến giao thương với các quốc gia này trở nên khó khăn đối với hầu hết các đối tác".
Ông Narendran cũng loại trừ khả năng giá thép tăng cao hơn nữa, vì lãi suất đã được nâng lên vào đầu năm nay sau khi cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine bắt đầu.
Hầu hết các đợt tăng giá thép xảy ra vào tháng 2 - 4. Hiện chi phí ổn định nên giá thép cũng chững lại. Ông cho biết giá thép ở Ấn Độ có thể sẽ cao hơn 8.000 - 8.500 Rupee/tấn trong quý đầu tiên của năm 2022 - 2023 so với quý 4 của năm tài chính trước.
Ngoài ra, tình hình cung - cầu trong ngành thép hiện đang cân bằng hơn và điều này sẽ tiếp tục trong một thời gian. Trong đó, Trung Quốc không còn xuất khẩu nhiều thép như trước đây, các nước xuất khẩu lớn khác như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang giảm xuất khẩu.
“Do đó, chúng tôi đang thấy sự kiềm chế lớn hơn được thực hiện bởi hầu hết các quốc gia vốn có truyền thống là các nhà xuất khẩu lớn. Ở châu Âu, Ukraine và Nga cũng là những nhà xuất khẩu lớn, nhưng do cuộc chiến này nên họ cũng không có mặt trên thị trường, ” - ông Narendran giải thích.
Tuy nhiên, tiêu thụ thép sẽ tiếp tục tăng ở Ấn Độ - khi đây là một nước có quặng sắt, không giống như hầu hết các quốc gia sản xuất thép lớn khác. Ngoài ra, phần lớn quặng sắt nằm ở một số vùng nghèo nhất. Vì vậy, nó có cơ hội lớn để tạo ra năng lực thép, và việc làm và cũng là một nhà xuất khẩu.
Narendran cũng bày tỏ lo ngại về mục tiêu sản xuất thép thô 300 tấn vào năm 2030 như được đề cập trong Chính sách thép quốc gia năm 2017. “Tôi không nghĩ 300 tấn vào năm 2030 là thực tế, bởi vì chúng ta đã mất ba bốn năm do đại dịch và các yếu tố khác. Ngay cả khi nó tăng trưởng 7-8%/năm, bạn sẽ ở trong phạm vi 200 - 250 MT. Đó sẽ là một ước tính thực tế hơn, ”ông nói.
Ấn Độ đã sản xuất khoảng 120 tấn thép thô trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3.