Giá thép xây dựng hôm nay 23/4: Tiếp tục giảm trên sàn giao dịch

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 23/4, ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có thay đổi vể giá; trên sàn giao dịch Thượng Hải hạ xuống mức 4.889 Nhân dân tệ/tấn.

Giá thép xây dựng hôm nay 23/4, tiếp tục giảm trên sàn giao dịch; nhu cầu thép năm 2022 sẽ nhích 0,4% lên 1,84 tỷ tấn (Ảnh: Forbes)
Giá thép xây dựng hôm nay 23/4, tiếp tục giảm trên sàn giao dịch; nhu cầu thép năm 2022 sẽ nhích 0,4% lên 1,84 tỷ tấn (Ảnh: Forbes)

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát ghi nhận tiếp tục đi ngang trên biểu đồ. Cụ thể, thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 18.940 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.040 đồng/kg.

Thép Việt Ý hiện giá của 2 sản phẩm vẫn được giữ nguyên, lần lượt với thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.890 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.990 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt được ghi nhận giá cả tiếp tục ổn định. Với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 18.880 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.180 đồng/kg.

Thép VAS, không có biến động về giá bán. Với dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.180 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.280 đồng/kg.

Thép Việt Nhật tiếp tục chuỗi ngày bình ổn giá bán, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.920 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với 2 sản phẩm bao gồm dòng thép cuộn CB240 đạt mức 18.820 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.030 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát hôm nay (23/4) không có điều chỉnh về giá. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.090 đồng/kg.

Thép Việt Đức giá bán không có biến động. Cụ thể, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.280 đồng/kg.

Thép VAS duy trì kéo dài chuỗi ngày ổn định. Hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 18.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 đạt mức 18.840 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 19.380 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 19.580 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát ngừng tăng giá kể từ biến động ngày 16/3. Cụ thể, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.090 đồng/kg.

Thép Pomina tiếp tục duy trì mức giá cao nhất trong vòng 30 ngày qua, với 2 dòng sản phẩm của hãng bao gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 19.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.630 đồng/kg.

Thép VAS tiếp tục giữ nguyên giá bán. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.890 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 chạm mức 18.990 đồng/kg.

Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 18.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 19.130 đồng/kg.

Giá thép trên sàn giao dịch

Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải hôm nay giảm 126 Nhân dân tệ so với phiên giao dịch trước đó, xuống mức 4.889 Nhân dân tệ/tấn.

Mới đây, Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) đã công bố triển vọng thị trường thép trong năm 2022 và 2023. Theo đó, nhu cầu thép năm 2022 sẽ nhích 0,4% lên 1,84 tỷ tấn, sau khi tăng 2,7% vào năm 2021.

Vào năm 2023, nhu cầu thép sẽ tiếp tục tăng 2,2% để đạt 1,88 tỷ tấn. Dự báo này được đưa ra trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine và thị trường có nhiều biến động.

Bình luận về triển vọng ngành thép, ông Máximo Vedoya - Chủ tịch Hội đồng Kinh tế của Worldsteel cho biết: “Dự báo ngắn hạn này được đưa ra trong bối cảnh các nền kinh tế và người dân đang chịu tác động của căng thẳng Nga - Ukraine. Tất cả chúng ta đều mong muốn cuộc chiến này kết thúc trong hòa bình càng nhanh càng tốt”.

Vào năm 2021, ngành thép ở nhiều khu vực đã phục hồi tốt hơn dự kiến, bất chấp các vấn đề về chuỗi cung ứng và làn sóng Covid-19 vẫn hiện hữu. Tuy nhiên, sự giảm tốc mạnh hơn dự đoán ở Trung Quốc khiến nhu cầu thép toàn cầu tăng trưởng thấp hơn trong năm 2021.

“Đối với năm 2022 và 2023, triển vọng ngành thép không chắc chắn. Và kỳ vọng thị trường thép phục hồi và duy trì ổn định sau đại dịch đã bị lung lay bởi chiến sự Nga - Ukraine và lạm phát gia tăng” - ông Máximo Vedoya cho biết.

Worldsteel cho rằng mức độ ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraine với từng khu vực sẽ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ giao thương và tiếp xúc tài chính trực tiếp với hai quốc gia này.

Rõ ràng, căng thẳng địa chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến những nước tham chiến, Ukraine bị tàn phá nặng nề, còn Nga cũng phải gánh nhiều hậu quả và các lệnh trừng phạt. Ngoài ra, những nước châu Âu cũng chịu tác động lớn vì phụ thuộc năng lượng của Nga và có vị trí địa lý gần với khu vực xung đột.

Ngoài ra, các quốc gia khác trên toàn cầu cũng cảm nhận được tác động của chiến sự thông qua giá năng lượng và hàng hóa phi mã, đặc biệt là nguyên liệu thô để sản xuất thép và sự gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài, vốn đã gây khó khăn cho ngành thép toàn cầu ngay cả trước chiến tranh.

Hơn nữa, căng thẳng địa chính trị này cũng khiến thị trường tài chính biến động và rủi ro gia tăng, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.

Thị trường thép có thêm rủi ro khi số ca nhiễm Covid-19 ở một số nơi trên thế giới gia tăng, đặc biệt là Trung Quốc, và lãi suất tăng. Việc thắt chặt các chính sách tiền tệ của Mỹ dự kiến ​​sẽ làm tổn thương các nền kinh tế mới nổi.

Liên quan đến triển vọng ngành thép năm 2023, Worldsteel nói đặc biệt khó đoán bởi cho dù cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine có thể kết thúc vào cuối năm 2022, phần lớn lệnh trừng phạt đối với Nga sẽ vẫn còn.

Ngoài ra, Worldsteel nhận định tình hình địa chính trị xung quanh Ukraine sẽ gây ra những tác động lâu dài đối với ngành thép toàn cầu.

Trong đó có thể kể đến khả năng điều chỉnh lại các dòng chảy thương mại toàn cầu, sự thay đổi trong thương mại năng lượng và tác động đến quá trình chuyển đổi năng lượng và cơ cấu lại chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần