Giá thép xây dựng hôm nay 6/7: Giảm xuống dưới mốc 4.200 Nhân dân tệ/tấn

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 6/7, ghi nhận các thương hiệu thép trong nước tiếp tục bình ổn giá bán; trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng lên mức 4.195 Nhân dân tệ/tấn.

Fitch Ratings dự báo, tăng trưởng mạnh mẽ trong trung hạn sẽ hỗ trợ nhu cầu đối với các ngành thép, xi măng và hóa chất của Ấn Độ, với hoạt động kinh tế được cải thiện thúc đẩy năng lượng và doanh số bán sản phẩm dầu mỏ. (Ảnh: Hoà Phát)
Fitch Ratings dự báo, tăng trưởng mạnh mẽ trong trung hạn sẽ hỗ trợ nhu cầu đối với các ngành thép, xi măng và hóa chất của Ấn Độ, với hoạt động kinh tế được cải thiện thúc đẩy năng lượng và doanh số bán sản phẩm dầu mỏ. (Ảnh: Hoà Phát)

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát hôm nay (6/7) tiếp tục đi ngang trên sàn giao dịch. Cụ thể, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có mức giá 16.800 đồng/kg.

Với thương hiệu thép Việt Ý duy trì ổn định giá bán, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 16.360 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.770 đồng/kg.

Tương tự, thương hiệu thép Việt Đức bình ổn giá bán, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.360 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.770 đồng/kg.

Thép VAS, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 16.260 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.460 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 ở mức 16.390 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.600 đồng/kg.

Thép Việt Nhật không có thay đổi kể từ hôm 19/6, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.560 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.770 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát không thay đổi giá bán trong 10 ngày qua, với dòng thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 16.500 đồng/kg. Với thép thanh vằn D10 CB300 hiện với giá 16.800 đồng/kg.

Thép Việt Đức không có điều chỉnh so với ngày hôm qua, với 2 sản phẩm của hãng bao gồm thép cuộn CB240 có giá 16.360 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.770 đồng/kg.

Thép VAS bình ổn giá bán. Cụ thể, thép cuộn CB240 hiện mức 16.360 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.410 đồng/kg.

Thép Pomina duy trì giá bán ổn định. Cụ thể, thép thanh vằn D10 CB300 hiện ở 17.760 đồng/kg; với dòng thép cuộn CB240 giữ nguyên ở mức 17.460 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát giữ ở mức thấp nhất trong vòng 30 ngày qua, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.600 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.850 đồng/kg.

Thép Pomina không có biến động, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.710 đồng/kg.

Thép VAS, với 2 sản phẩm của hãng không điều chỉnh giá bán. Dòng thép cuộn CB240 hiện có giá 16.160 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.270 đồng/kg.

Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.540 đồng/kg.

Giá thép trên sàn giao dịch

Giá thép giao kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải hôm nay giảm 25 Nhân dân tệ, đạt mức 4.195 Nhân dân tệ/tấn.

Fitch Ratings dự báo, tăng trưởng mạnh mẽ trong trung hạn sẽ hỗ trợ nhu cầu đối với các ngành thép, xi măng và hóa chất của Ấn Độ, với hoạt động kinh tế được cải thiện thúc đẩy năng lượng và doanh số bán sản phẩm dầu mỏ.

Cơ quan xếp hạng tín dụng này cũng cho biết, bảng cân đối kế toán đầy đủ và nhu cầu tăng cường sẽ giảm thiểu áp lực về giá và chi phí tại hầu hết các doanh nghiệp Ấn Độ được xếp hạng.

Theo Fitch, giá thép trong trung hạn có thể sẽ ở mức trung bình do nhu cầu và động lực cung của ngành, trong khi giá xi măng sẽ bị áp lực bởi công suất tăng thêm từ các nhà sản xuất lớn trong vài năm tới.

Về giá nhiên liệu trong ngắn hạn, Fitch cho biết đây sẽ là một chức năng trong nỗ lực của chính phủ nhằm cân bằng nhu cầu tài khóa, áp lực lạm phát và sức khỏe tài chính của các công ty tiếp thị dầu.

Cơ quan xếp hạng cho biết, giá năng lượng tăng có khả năng gây áp lực lên biên lợi nhuận của các nhà sản xuất thép, nhà cung cấp ô tô, nhà sản xuất xi măng, nhà sản xuất hóa chất và các công ty tiếp thị dầu mỏ, bất chấp sự can thiệp của chính phủ để quản lý lạm phát gia tăng.

Trong khi đó, các ngành dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông và dược phẩm phải đối mặt với rủi ro tiền lương và chi phí đầu vào vừa phải, được cân bằng bởi tỷ lệ sử dụng cao và khả năng chuyển giao chi phí cao hơn cho người tiêu dùng cuối cùng tốt hơn so với các ngành công nghiệp.

Khung pháp lý hỗ trợ chung sẽ hạn chế khả năng lạm phát chi phí đối với các công ty phát điện và tiện ích mạng lưới, trong khi giá dầu và khí đốt mạnh sẽ mở rộng biên lợi nhuận của các công ty thượng nguồn, theo IANS.