Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát tiếp tục ổn định, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.600 đồng/kg.
Thép Việt Ý không có biến động, với thép cuộn CB240 ở mức 14.440 đồng/kg; trong khi đó, thép D10 CB300 có giá 14.750 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, với 2 dòng sản phẩm gồm thép cuộn CB240 ở mức 14.280 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.690 đồng/kg.
Với thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 sau khi tăng mạnh giữ nguyên mức 14.620 đồng/kg.
Thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 giữ nguyên giá bán ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.620 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 có giá 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.
Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng mạnh 210 đồng, có giá 14.570 đồng/kg.
Thép Pomina không có biến động, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.730 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.940 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.360 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.680 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 tăng mạnh 210 đồng, hiện có giá 14.620 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn giao dịch Thượng Hải hôm nay tăng 26 Nhân dân tệ, xuống mức 3.829 Nhân dân tệ/tấn.
Theo Reuters, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc các mức thuế mới đối với thép và nhôm của Trung Quốc như một phần trong nỗ lực chống lại lượng khí thải carbon. Trung Quốc, quốc gia sản xuất hơn một nửa lượng thép của thế giới, bị EU và Hoa Kỳ cáo buộc tạo ra tình trạng dư thừa công suất đang đe dọa sự tồn tại của ngành công nghiệp thép.
Báo cáo cho biết ý tưởng được đưa ra trong chính quyền của Tổng thống Joe Biden vẫn đang ở giai đoạn đầu và chưa được đề xuất chính thức, đồng thời cho biết thêm rằng một thỏa thuận với EU khó có thể xảy ra sớm nhất là vào cuối năm sau.
Văn phòng của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ và người phát ngôn của Hội đồng Thương mại và Phát triển châu Âu đã không trả lời ngay lập tức. Đồng thời, Bộ Thương mại Trung Quốc, Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc và Hiệp hội Công nghiệp Kim loại màu Trung Quốc không thể đưa ra bình luận.
Khuôn khổ thoả thuận mới, có phần giống với những gì đã đạt được giữa EU và Mỹ vào năm ngoái, chủ yếu nhằm vào Trung Quốc, cùng với các quốc gia gây ô nhiễm lớn khác. Báo cáo cho biết Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai đã trình bày khuôn khổ này cho Ủy viên châu Âu Valdis Dombrovskis và những người khác ở Praha vào cuối tháng 10.
Tuy nhiên, các quan chức EU sau đó đã nêu vấn đề về tính hợp pháp và khả năng tương thích với các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới, cũng như với cơ chế định giá carbon nội bộ của khối, báo cáo cho biết.
Trung Quốc hiện xuất khẩu ít thép và nhôm sang Mỹ, với hầu hết các sản phẩm bị loại khỏi thị trường bởi thuế chống bán phá giá cũng như thuế quan thương mại. Năm ngoái, xuất khẩu thép sang Mỹ chiếm 2,1% tổng số lô hàng xuất khẩu ra nước ngoài, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc và xuất khẩu nhôm thường chiếm khoảng 5%.
EU cũng đã đánh thuế đối với một số sản phẩm nhôm và thép của Trung Quốc. Theo công ty tư vấn Wood Mackenzie, sản xuất sắt thép toàn cầu thải ra tổng cộng 3,4 tỷ tấn carbon hàng năm, tương đương 7% lượng khí thải toàn cầu và Trung Quốc sản xuất hơn 60% thép và 57% nhôm của thế giới.