Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá xăng, dầu giảm mạnh

Kinhtedothi - Tình hình dịch Covid-19 ở Trung Quốc phức tạp, cam kết về việc xuất khẩu năng lượng của Nga, tuyên bố sẵn sàng xả thêm kho dự trữ của Cơ quan Năng lượng Quốc tế… là nguyên nhân để xăng, dầu có tuần giảm giá mạnh.

Khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 105,1 USD/thùng, tăng 2,12 USD/thùng trong phiên; trong khi giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 107,75 USD/thùng, tăng 1,11 USD/thùng trong phiên.

Ảnh minh họa.

Các chuyên gia phân tích, giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 14/3 với xu hướng giảm mạnh trong bối cảnh áp lực thiếu hụt nguồn cung hạ nhiệt nhờ kết sẽ tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ xuất khẩu năng lượng của Nga cộng với việc Cơ quan Năng lượng Quốc tế sẵn sàng giải phóng thêm dầu từ kho dự trữ.

Nguyên nhân được chỉ ra, lo ngại về một cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu khi các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga đang đẩy giá cả nhiều mặt hàng chiến lược tăng cao sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu cũng khiến giá dầu đi xuống.

Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 14/3 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 106,87 USD/thùng, giảm 2,46 USD/thùng trong phiên; trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 110,21 USD/thùng, giảm 2,46 USD/thùng trong phiên.

Đà giảm giá của dầu thô tiếp tục gia tăng trong phiên giao dịch ngày 15/3 khi các vòng đàm phán Nga – Ukraine có nhiều tín hiệu tích cực và thị trường cũng đang dần “thích ứng” với các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga.

Việc Nga và Ấn Độ đang tiến hành thảo luận về việc mua dầu thô, các mặt hàng giá rẻ của Nga cũng góp phần hạ nhiệt lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường. Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ ba châu Á. Các công ty nhà nước của Ấn Độ nắm giữ cổ phần trong các mỏ dầu, khí đốt của Nga, trong khi các công ty của Nga, bao gồm cả Rosneft, sở hữu phần lớn cổ phần trong nhà máy lọc dầu Nayara Energy của Ấn Độ. Một số công ty Ấn Độ cũng mua dầu của Nga.

Giới chuyên gia cho rằng, nếu Nga và Ấn Độ tìm được tiếng nói chung trong việc thực hiện các hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, trong đó có dầu thô, thì sẽ giảm tải đáng kể áp lực nguồn cung trên thị trường bởi Ấn Độ là một trong những quốc gia tiêu thụ dầu thô hàng đầu thế giới.

Ngược lại, áp lực nguồn cung dầu thô cũng đang có dấu hiệu hạ nhiệt khi tình hình dịch Covid-19 đang tái bùng phát ở Trung Quốc được dự báo sẽ tác động tiêu cực đến các nhu cầu năng lượng khi nước này vẫn đang áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt.

Trong diễn biến khác, EU được cho là sẽ áp dụng lệnh trừng phạt đối với các công ty khai thác dầu mỏ lớn của Nga là là Rosneft, Transneft và Gazprom Neft, nhưng sẽ tiếp tục mua dầu từ họ, Reuters đưa tin.

Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 15/3 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 98,43 USD/thùng, giảm 4,58 USD/thùng trong phiên; Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 101,25 USD/thùng, giảm 5,65 USD/thùng trong phiên.

Đến đầu giờ sáng ngày 16/3/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 95,88 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 99,22 USD/thùng.

Đà giảm của dầu thô chỉ bị chặn lại khi những cảnh báo về tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu thô từ Nga được IEA đưa ra.

Trong thông báo được phát đi ngày 16/3, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho rằng mặc dù các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga, nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, không bao gồm thị trường năng lượng, nhưng các công ty dầu khí, các doanh nghiệp vận tải và cả các ngân hàng hạn chế kinh doanh với Nga. Thị trường dầu thô cũng tiếp tục ghi nhận thêm các quốc gia áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Với việc tình trạng gián đoạn nguồn lớn dầu thô từ Nga, IEA cảnh báo thế giới đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng nguồn cung dầu thô lớn nhất trong nhiều thấp kỷ và điều này có thể đẩy giá dầu tăng vọt thời gian tới.

Cũng trong thông báo trên, IEA đã hạ nhu cầu tiêu thụ dầu trong năm 2022 xuống còn 99,7 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, đây vẫn là mức cao hơn nhiều so với năm 2021, và cùng với việc nguồn cung dầu đang bị thắt chặt và cảnh báo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung, nó đã đẩy giá dầu quay đầu tăng mạnh.

Nguồn cung dầu được dự báo sẽ còn bị thắt chặt hơn nữa và sản lượng thiếu hụt sẽ gia tăng khi mà các nền kinh tế mở cửa hoàn toàn, các hoạt động du lịch, hàng không được khôi phục. Trong khi đó các thương nhân né tráng các nguồn cung dầu Nga do lo ngại rủi ro từ các lệnh trừng phạt và việc nhiều nước ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga khiến tình trạng nguồn cung dầu thô thắt chặt thêm trầm trọng.

Những nỗ lực khoả lấp khoảng trống dầu Nga cũng như hạ nhiệt giá dầu của Mỹ và các nước tiêu thụ dầu lớn dường như là không đủ khi khoả lấp sự thiếu hụt này. Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo mới đây cũng lên thừa nhận nguồn cung dầu đang ngày càng tụt lại so với nhu cầu.

Ở diễn biến mới nhất, theo nhiều nguồn tin phát đi, sản lượng của OPEC+ trong tháng 2/2022 tiếp tục thấp hơn nhiều so với sản lượng mục tiêu.

Giá xăng dầu trên đà tăng

Giá xăng dầu trên đà tăng

Giá xăng dầu đảo chiều tăng giá

Giá xăng dầu đảo chiều tăng giá

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sacombank tối ưu thanh toán quốc tế trực tuyến: Nhanh chóng- minh bạch- chính xác

Sacombank tối ưu thanh toán quốc tế trực tuyến: Nhanh chóng- minh bạch- chính xác

09 Jul, 04:52 PM

Kinhtedothi- Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ, kim ngạch xuất – nhập khẩu Việt Nam liên tục lập kỷ lục trong nửa đầu năm 2025 phản ánh tốc độ mở rộng của hoạt động ngoại thương. Đi cùng cơ hội, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) phải đối mặt không ít thách thức trong giao dịch quốc tế về thuế quan, thời gian chuyển tiền ra nước ngoài, biến động tỷ giá, theo dõi và tra soát giao dịch... Chính vì vậy, một nền tảng thanh toán quốc tế ứng dụng công nghệ tiên tiến với thời gian xử lý nhanh, độ chính xác cao và khả năng kiểm soát giao dịch chặt chẽ là điều doanh nghiệp cần để tự tin vươn ra thị trường toàn cầu.

Tỉnh Điện Biên quyết liệt chống hàng giả, buôn lậu

Tỉnh Điện Biên quyết liệt chống hàng giả, buôn lậu

09 Jul, 04:27 PM

Kinhtedothi - Trước diễn biến phức tạp của tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các lực lượng chức năng tỉnh Điện Biên đang tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần bình ổn giá cả và đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ