Giá xăng dầu hôm nay 22/2: hạ nhiệt
Chuyên gia cho biết, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 21/2), giá dầu bất ngờ “lao dốc” hơn 2 USD khi các nhà đầu tư phải vật lộn với mức phí bảo hiểm rủi ro Trung Đông đang giảm dần cùng với sự không chắc chắn về một thỏa thuận hòa bình tiềm năng ở Ukraine.

Giá dầu Brent giảm 2,05 USD, tương đương 2,68%, xuống mức 74,43 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 2,08 USD, tương đương 2,87%, xuống mức 70,4 USD/thùng.
Tính cả tuần, giá dầu Brent giảm 0,4%, dầu WTI giảm 0,5%.
Lý giải về sự quay đầu “trượt dốc” của giá dầu, John Kilduff, đối tác tại Again Capital ở New York nhận xét: “Có giọng điệu tránh rủi ro ở đây” bởi tình hình ở Trung Đông tương đối bình lặng khi lệnh ngừng bắn ở Gaza được duy trì.
Các nhà đầu tư cũng tiếp tục cân nhắc đến sự gia tăng trong tồn kho dầu thô của Mỹ (tăng 4,6 triệu thùng).
Theo Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, tuần này, các công ty năng lượng Mỹ đã tăng số giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên tuần thứ 4 liên tiếp lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2024. Trong tuần tính đến ngày 21/2, số lượng giàn khoan dầu khí, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, đã tăng 4 giàn lên 592 giàn.
Hạn chế đà giảm của giá dầu trong phiên là sự gián đoạn nguồn cung dầu. Nga cho biết lưu lượng dầu của Liên minh đường ống Caspian (CPC), một tuyến đường chính để xuất khẩu dầu thô từ Kazakhstan đến các thị trường khác trên thế giới, đã giảm 30% - 40% từ ngày 18/2 sau khi một trạm bơm ở Nga bị tấn công bằng thiết bị bay không người lái. Tuy nhiên, theo hãng thông tấn Nga Interfax, dòng dầu từ mỏ dầu Tengiz của Kazakhstan qua CPC vẫn không bị gián đoạn.
Kazakhstan đã bơm khối lượng dầu kỷ lục mặc dù tuyến xuất khẩu qua Nga bị hư hại. Hiện vẫn chưa rõ Kazakhstan đã có thể bơm khối lượng dầu kỷ lục bao nhiêu.
Nhà phân tích Alex Hodes tại StoneX cho biết, các nhà phân tích đang kỳ vọng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) sẽ một lần nữa trì hoãn việc cắt giảm sản lượng trong bối cảnh giá dầu thô vẫn ở mức dưới 80 USD/thùng.
Về mặt nhu cầu, các nhà phân tích của JPMorgan dự kiến thời tiết lạnh giá ở Mỹ và hoạt động công nghiệp tăng cao sau kỳ nghỉ lễ ở Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu tăng cao hơn trong tuần tới.

Giá xăng dầu hôm nay 16/2: ghi nhận Brent tăng và WTI giảm
Kinhtedothi - Giá xăng dầu thế giới tuần này ghi nhận dầu Brent tăng, còn WTI giảm bởi hàng loạt yếu tố tác động về chính sách, căng thẳng chính trị...

Giá xăng dầu hôm nay 20/2: thế giới tác động trong nước cùng tăng nhẹ
Kinhtedothi - Tình hình Nga, Iran và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) là yếu tố quyết định giá xăng dầu thế giới tăng nhẹ. Tại thị trường trong nước, theo chu kỳ điều hành, giá xăng dầu trong nước nhiều khả năng tiếp tục tăng.

Giá xăng dầu hôm nay 21/2: đà tăng nối dài
Kinhtedothi - Đà tăng của giá xăng dầu thế giới chưa có dấu hiệu dừng lại bởi tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ giảm, cũng như lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung ở Nga.