Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giấc mơ Mỹ ngày càng xa với sinh viên châu Á

Kinhtedothi - Chính sách giáo dục đại học và nhập cư cứng rắn dưới thời Tổng thống Donald Trump đang gây ra làn sóng phản đối dữ dội trong nội bộ các trường đại học Mỹ, đồng thời đẩy hàng nghìn sinh viên châu Á vào thế tiến thoái lưỡng nan. Giấc mơ được học tập tại những cơ sở giáo dục danh tiếng nhất thế giới đang dần trở thành điều xa xỉ.

Khuôn viên Đại học Havard, Mỹ. Ảnh: The Havard Gazette/ Grace Duval

Ngay từ đầu nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Donald Trump đã ký một loạt sắc lệnh siết chặt với giáo dục đại học. Trong đó có quy định yêu cầu các trường báo cáo tỷ lệ sinh viên quốc tế, mức độ hợp tác với đối tác nước ngoài và nội dung giảng dạy liên quan đến “quan điểm chính trị”. Cùng lúc, chính quyền đang siết chặt visa và tăng kiểm soát đối với sinh viên đến từ Trung Quốc, nhóm đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cộng đồng du học sinh tại Mỹ.

Ngày 22/4, hơn 100 lãnh đạo của các trường đại học danh tiếng tại Mỹ, bao gồm Đại học Princeton, Đại học Brown và Đại học Hawaii, đã ký tên vào một tuyên bố chung nhằm phản đối các chính sách mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với giáo dục đại học. Đây là phản ứng tập thể hiếm hoi với mức độ cứng rắn cao từ phía cộng đồng học thuật Mỹ.

Theo các lãnh đạo trường, chính quyền đang áp đặt “sự can thiệp chính trị chưa từng có” vào hệ thống giáo dục đại học. Trong khi Nhà Trắng khẳng định những biện pháp này nhằm ngăn chặn phân biệt chủng tộc và bạo lực trong khuôn viên trường, các hiệu trưởng lại cho rằng đó là cách để kiểm soát nội dung giảng dạy, tuyển dụng giảng viên và chính sách nhập học, tất cả đều bị cho là vì mục tiêu chính trị.

Một điểm gây tranh cãi lớn là việc chính quyền đe dọa thu hồi quyền miễn thuế đối với các trường đại học và đóng băng nguồn tài trợ liên bang trị giá hàng tỷ USD. Đại học Harvard, một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới đã chính thức đệ đơn kiện Nhà Trắng về việc bị đóng băng khoản tài trợ lên tới 2,3 tỷ USD. 

Theo giới học thuật, hành động của chính quyền đi ngược với các giá trị cốt lõi của nền giáo dục Mỹ: tự chủ, tự do học thuật và đa dạng văn hóa. Một hiệu trưởng nhấn mạnh: “Chúng tôi không từ chối cải cách, nhưng sẽ không chấp nhận sự kiểm soát chính trị đối với môi trường đại học”.

Không chỉ dừng ở nội bộ các trường, chính sách giáo dục và nhập cư mới còn đang làm lung lay vị thế của Mỹ trong mắt sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên châu Á. Trung Quốc vốn là quốc gia có số lượng sinh viên du học tại Mỹ lớn nhất, nhưng trong thời gian gần đây, xu hướng đảo chiều đang rõ rệt.

Hơn 4.700 sinh viên Trung Quốc đã bị xóa khỏi hệ thống theo dõi sinh viên quốc tế kể từ khi chính sách visa mới được áp dụng. Điều này đồng nghĩa với việc họ có nguy cơ bị trục xuất bất cứ lúc nào, kể cả khi đang học dở dang chương trình đại học hoặc sau đại học.

Việc tăng thuế quan đối với hàng hóa từ Trung Quốc và cắt giảm các chương trình học bổng, tài trợ nghiên cứu liên quan đến các đối tác châu Á cũng khiến nhiều sinh viên cảm thấy không còn được chào đón tại Mỹ. Một sinh viên Trung Quốc chia sẻ: “Chúng tôi không chỉ lo về học phí hay visa, mà còn sợ bị phân biệt đối xử”.

Từng là biểu tượng của cơ hội và trí thức, Mỹ giờ đây đang đánh mất vị thế trong cuộc cạnh tranh thu hút sinh viên toàn cầu. Số sinh viên Trung Quốc đăng ký vào đại học Mỹ đã giảm mạnh trong hai năm qua. Đồng thời, các quốc gia như Anh, Canada, Australia và cả chính Trung Quốc đang nổi lên như những điểm đến thay thế nhờ chính sách cởi mở và ổn định hơn.

Một giáo sư tại Đại học Brown nhận định: “Chúng ta đang tự làm suy yếu nền giáo dục của chính mình. Sự đa dạng văn hóa không chỉ là giá trị xã hội, mà còn là lợi thế cạnh tranh trong nghiên cứu và sáng tạo”.

Ngoài yếu tố học thuật, nhiều gia đình châu Á cũng lo ngại về môi trường xã hội tại Mỹ, trong đó có các vụ tấn công nhằm vào người gốc Á và những căng thẳng chính trị ngày càng gia tăng. Các trung tâm tư vấn du học ở Bắc Kinh, Thượng Hải ghi nhận số lượng yêu cầu chuyển hướng sang châu Âu, Nhật Bản, Singapore đang tăng nhanh kể từ đầu năm 2025.

Giới chuyên gia cảnh báo rằng nếu xu hướng này tiếp tục, nước Mỹ sẽ đối mặt với một “chảy máu chất xám” ngược: không chỉ mất đi sinh viên quốc tế, mà còn khiến các nhà nghiên cứu, giảng viên hàng đầu tìm kiếm môi trường làm việc thân thiện hơn ở nước ngoài.

Báo cáo từ các viện chính sách độc lập cho rằng các trường đại học là trụ cột mềm trong ảnh hưởng toàn cầu của nước Mỹ. Làm suy yếu họ đồng nghĩa với việc tự cắt giảm khả năng cạnh tranh lâu dài trong lĩnh vực tri thức.

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân gián tiếp

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân gián tiếp

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
USD suy yếu có làm rung lắc kinh tế thế giới?

USD suy yếu có làm rung lắc kinh tế thế giới?

22 Apr, 05:24 PM

Kinhtedothi - Việc đồng USD liên tục trượt giá trong thời gian gần đây đang tạo ra những hiệu ứng trái chiều trên thị trường tài chính quốc tế. Trong khi một số nền kinh tế hưởng lợi, nhiều ngân hàng trung ương lại phải đối mặt với những bài toán khó trong điều hành tỷ giá và lãi suất.

Lý giải sức hấp dẫn của đồng nhân dân tệ

Lý giải sức hấp dẫn của đồng nhân dân tệ

22 Apr, 07:48 AM

Kinhtedothi - Xu hướng sử dụng đồng nhân dân tệ (NDT) trong thanh toán quốc tế đang có dấu hiệu gia tăng, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp trên thế giới tìm kiếm các lựa chọn thanh toán đa dạng và ổn định hơn trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu diễn biến khó lường.

Xu hướng xe điện mới tập trung vào kiểm soát công nghệ

Xu hướng xe điện mới tập trung vào kiểm soát công nghệ

22 Apr, 07:41 AM

Kinhtedothi - Triển lãm ô tô Thượng Hải 2025 cho thấy ngành công nghiệp xe điện đang bước vào một giai đoạn mới: công nghệ phát triển nhanh chưa từng thấy, nhưng cũng đối mặt với hàng loạt rào cản chính sách nhằm kiểm soát độ an toàn và minh bạch trong quảng cáo sản phẩm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ