Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giáo dục đại học Việt Nam thiếu chiến lược dài hạn

Kinhtedothi - Vì thiếu chiến lược phát triển dài hạn nên chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Ngày 29/3, Bộ GD&ĐT phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội nghị tham vấn cho xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2035.
Sinh viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đang học tại thư viện. Ảnh: hust
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, GDĐH đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp nguồn nhân lực bậc cao và đóng góp trực tiếp vào sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước.
Dù đạt được một số thành tựu và kết quả đáng ghi nhận nhưng GDĐH Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém. Chất lượng của lực lượng lao động được đào tạo trình độ ĐH vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế; các cơ sở GDĐH thiếu các nghiên cứu khoa học (NCKH) có chất lượng quốc tế; hạn chế về tự chủ và trách nhiệm giải trình; thiếu chính sách tạo động lực đầu tư của xã hội, DN cho GDĐH; cơ chế tài chính cho giáo dục ở cấp quốc gia lẫn cơ sở chưa hiệu quả và thiếu bền vững.
“Những hạn chế này sẽ trở nên thách thức hơn khi Việt Nam tham gia sâu rộng vào chuỗi sản xuất toàn cầu; cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra những thay đổi sâu sắc về cơ chế ngành/nghề lao động và những yêu cầu mới về năng lực và kỹ năng của người học”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.
Không những thế, nhiều khi công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn bản về mô hình đào tạo, phương thức dạy và học với sự phát triển của đào tạo mở trực tuyến. Và, khi tự do thương mại, dịch vụ sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt về cung - cầu nguồn nhân lực bậc cao giữa các quốc gia, trước mắt là trong cộng đồng ASEAN.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém của GDĐH. Trong đó, thiếu một chiến lược phát triển dài hạn, khả thi và hội nhập với xu thế phát triển GDĐH của thế giới là nguyên nhân quan trọng nhất.
Vì thế, Bộ GD&ĐT xác định yêu cầu xây dựng bản Chiến lược Phát triển tổng thể GDĐH giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2035 làm cơ sở cho sự đổi mới, phát triển toàn diện và bền vững trong giai đoạn dài hạn. Theo đó, đến năm 2035, hệ thống GDĐH của Việt Nam có khả năng đáp ứng hiệu quả nhu cầu nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức; tiên phong và dẫn dắt quá trình đổi mới, sáng tạo trong phát triển KT-XH của đất nước; hội nhập toàn diện với hệ thống GDĐH thế giới. Từ đó, góp phần quan trọng thúc đầy năng lực cạnh tranh và sự thịnh vượng của quốc gia.
“Bản Chiến lược sẽ cụ thể hóa những định hướng lớn của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục đào tạo nói chung và GDĐH nói riêng. Trong đó, bao gồm định hướng về vai trò của nhà nước từ kiểm soát trực tiếp sang kiến tạo và đảm bảo chất lượng. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm giải trình đối với cơ sở GDĐH và đổi mới quản trị ĐH theo hướng hội nhập thế giới”, ông Phùng Xuân Nhạ thông tin.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, bản Chiến lược sẽ tập trung vào 5 trụ cột, bao gồm tăng cường năng lực quản lý của nhà nước và quản trị ĐH; quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐH, tăng cường chất lượng và sự phù hợp của đào tạo và NCKH; đảm bảo tài chính bền vững cho GDĐH đồng thời tăng cường minh bạch thông tin, truyền thông. Bên cạnh việc xác định được các mục tiêu, giải pháp, bản Chiến lược phải đưa ra được lộ trình triển khai khả thi, tạo ra được sự đồng thuận của các cấp, bộ ngành, cơ sở đào tạo và những bên liên quan.
Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, việc xây dựng bản Chiến lược là bước tiếp theo của ý tưởng cải cách giáo dục ĐH. Có thể, bước đầu mới triển khai chưa thể vào ngay nhưng sau một thời gian khoảng 10 năm nữa khi, các trường ĐH sẽ tự bắt nhịp và tự phát triển. Bản Chiến lược thể hiện rất rõ vai trò của Chính phủ, GDĐH. Chính phủ sẽ tạo môi trường, điều kiện thuận lợi và giám sát để các trường phát triển. Tuy rằng, Chính phủ không can thiệp nhưng các trường phải vận động theo đúng chủ đề học và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo của mình.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Những điểm mới trong khâu chấm thi tốt nghiệp THPT 2025

Những điểm mới trong khâu chấm thi tốt nghiệp THPT 2025

30 Jun, 08:16 AM

Kinhtedothi - Hơn 1,15 triệu thí sinh trên cả nước vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Ban Chỉ đạo thi quốc gia cho biết, ngay sau khi kết thúc kỳ thi, các địa phương đã bắt tay vào công tác chấm thi để đảm bảo theo tiến độ Bộ GD&ĐT đã đề ra.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: đề thi khó là tất yếu của đổi mới giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: đề thi khó là tất yếu của đổi mới giáo dục

29 Jun, 05:36 PM

Kinhtedothi - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã kết thúc phần coi thi được 3 ngày nhưng dư âm về độ khó của đề thi vẫn là chủ đề làm nóng nhiều diễn đàn giáo dục. Nhìn nhận toàn diện về đề thi, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng như nhiều chuyên gia cho rằng, đề thi khó, tăng tính phân loại là sự tất yếu của quá trình đổi mới giáo dục, hướng đến học thật, thi thật, nhân tài thật.

Hà Nội: kết quả thi 10 có công bố sớm hơn dự kiến?

Hà Nội: kết quả thi 10 có công bố sớm hơn dự kiến?

28 Jun, 08:03 PM

Kinhtedothi – Sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, các thí sinh, phụ huynh đổ dồn sự quan tâm sang điểm thi và điểm chuẩn lớp 10. Câu hỏi được phụ huynh, học sinh Thủ đô đặt ra nhiều nhất thời điểm này: ngày công bố điểm thi, điểm chuẩn liệu có đẩy sớm hơn so với dự kiến?

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ