Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giáo hoàng Leo XIV nói gì với hơn 1.000 nhà báo tại Vatican?

Kinhtedothi - Phát biểu trước hơn 1.000 nhà báo tại Vatican, Giáo hoàng Leo XIV nhấn mạnh truyền thông không chỉ là công cụ đưa tin, mà còn phải trở thành cầu nối cho sự thật và lòng nhân ái. Ông kêu gọi giới báo chí toàn cầu từ bỏ "giao tiếp ồn ào" để thay thế bằng sự lắng nghe và đối thoại.

Trong buổi tiếp kiến đầu tiên với các hãng thông tấn vào ngày thứ Hai vừa qua,  Giáo hoàng Leo XIV đã phát đi một thông điệp mạnh mẽ về vai trò thiết yếu của truyền thông trong việc kiến tạo một xã hội nhân ái, công bằng và hòa bình hơn.

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi truyền thông toàn cầu hãy “giải trừ mọi định kiến và oán giận, cuồng tín và thậm chí là hận thù trong giao tiếp,” và thay thế bằng một ngôn ngữ mang tinh thần đối thoại và biết lắng nghe.

Phát biểu bằng tiếng Ý, Giáo hoàng Leo XIV nhấn mạnh: “Chúng ta không cần giao tiếp ồn ào, mạnh mẽ mà là giao tiếp có khả năng lắng nghe.” Theo Giáo sư Massimo Faggioli từ Đại học Villanova, chuyên gia về Giáo hội Công giáo, đây không chỉ là lời kêu gọi thay đổi ngôn ngữ truyền thông, mà còn là định hướng giá trị cốt lõi mà ông  mong muốn thiết lập trong triều đại giáo hoàng của mình - một triều đại gắn bó với sự thật, lòng nhân ái và sự cảm thông.

 Giáo hoàng Leo XIV đã kế thừa tinh thần của Giáo hoàng Francis, tập trung vào việc bảo vệ những người nghèo, người bị gạt ra bên lề xã hội và các nạn nhân chiến tranh. Trong bài phát biểu mới nhất tại Vatican, ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của báo chí tự do, gọi các nhà báo là "nhân chứng sống động cho sự thật".

 Giáo hoàng Leo XIV tổ chức buổi tiếp kiến với đại diện truyền thông tại Hội trường Phaolo VI. Ảnh: Vatican media

Theo báo cáo của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, đến cuối năm 2024, ít nhất 550 nhà báo đã bị giam giữ trên toàn thế giới. Giáo hoàng Leo XIV không chỉ bày tỏ lòng biết ơn đối với những phóng viên dũng cảm đưa tin trong điều kiện nguy hiểm mà còn kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ quyền tự do ngôn luận.

“Nỗi đau khổ của những nhà báo bị cầm tù này thách thức lương tâm của các quốc gia và cộng đồng quốc tế” - ông nhấn mạnh.

Bên cạnh sự trang nghiêm trong thông điệp, Giáo hoàng Leo XIV còn gây ấn tượng bởi sự gần gũi và hài hước. Ông mở đầu buổi tiếp kiến bằng một câu nói đùa, bắt tay thân mật với phóng viên và thậm chí ký tặng lên một quả bóng chày. Phong cách lãnh đạo đầy nhân văn của ông đã tạo nên một hình ảnh vừa mạnh mẽ vừa gần gũi trong lòng công chúng.

Là vị giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử Giáo hội Công giáo, sinh ra tại Chicago, Giáo hoàng Leo XIV nhanh chóng khẳng định dấu ấn cá nhân qua sự nhạy bén với các vấn đề thời sự toàn cầu. Trong lời chúc lành đầu tiên vào Chúa Nhật trên Quảng trường Thánh Phêrô, ông đã cầu nguyện cho một nền hòa bình chân chính, công bằng và lâu dài tại Ukraine, đồng thời kêu gọi trả tự do cho các tù nhân.

Đọc thêm: Thị trường tài chính toàn cầu bật tăng sau thỏa thuận giảm thuế Mỹ - Trung

Cùng ngày, Giáo hoàng Leo XIV đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Trong cuộc trao đổi này, ông Zelensky đã bày tỏ mong muốn Giáo hoàng hỗ trợ để đảm bảo sự trở về của nhiều trẻ em Ukraine đã bị đưa ra khỏi đất nước kể từ khi xung đột bùng phát vào năm 2022.

Giáo hoàng Francis đã từ trần vào tháng 4, 2025, thông điệp hòa bình dựa trên công lý, sự thật và lòng nhân đạo mà ông từng kiên trì theo đuổi vẫn được Giáo hoàng Leo XIV tiếp nối. Không chỉ dừng lại ở lời kêu gọi chấm dứt chiến sự, cả hai vị Giáo hoàng đều nhấn mạnh rằng hòa bình bền vững chỉ có thể đạt được thông qua đối thoại và sự tôn trọng phẩm giá con người.

Ông Faggioli nhận định: “Sự can dự của Giáo hoàng Leo XIV vào các vấn đề quốc tế cho thấy ông tiếp nối truyền thống ngoại giao của Vatican, đồng thời mang đến một phong cách lãnh đạo mới mẻ và quyết đoán.”

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tổng thống Trump nhập cuộc, Istanbul sắp thành điểm hẹn lịch sử của Nga – Ukraine?

Tổng thống Trump nhập cuộc, Istanbul sắp thành điểm hẹn lịch sử của Nga – Ukraine?

14 May, 04:45 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh đề xuất đàm phán trực tiếp tại Istanbul từ Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận được phản ứng tích cực từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, thế giới đang hướng ánh mắt về Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có thể chứng kiến bước ngoặt lịch sử trong nỗ lực chấm dứt một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất châu Âu kể từ Thế chiến II.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ