Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Anh Đức phát biểu tại buổi giao lưu, tọa đàm trực tuyến ''Gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và trao Bằng khen của UBND TP Hà Nội'' (ảnh: Thanh Hải). |
Các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt được nhận Bằng khen của UBND TP Hà Nội. (ảnh: Thanh Hải) |
Các khách mời tham gia buổi giao lưu, tọa đàm trực tuyến ''Gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt 2017'' (ảnh: Thanh Hải). |
-
Người điều khiển giao thông đặc biệt
Bà Nguyễn Thị Tiến
-
Chủ nhiệm “Dự án nước ngọt nghĩa tình”
Kỹ sư, doanh nhân Trần Vũ Thành
-
Cựu chiến binh
Ông Nguyễn Xuân Tứ
-
Chủ quán bún bò Huế O Chanh
Bà Ngũ Thị Kiều Oanh
-
Những người đã biến bãi rác thành hoa
Hội Liên hiệp phụ nữ phường Ngọc Hà (quận Ba Đình)
Toàn cảnh cuộc giao lưu, tọa đàm ''Gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt''.(ảnh: Thanh Hải) |
Xuất phát từ đâu nào mà anh lại có ý tưởng thiết kế, chế tạo máy lọc nước biển thành nước ngọt, để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho chiến sĩ và Nhân dân quần đảo Trường Sa, đặc biệt là vùng hạn mặn Tây Nam Bộ?
Đến thăm Trường Sa năm 2014, chúng tôi thấy bộ đội gian khổ, biển nước mênh mông với khí hậu nắng nóng. Họ sống trong tình trạng không có nước ngọt. Đợt đó, mỗi anh được phát 5 lít nước. 4-5 ngày, họ mới được tắm một lần vào mùa khô.
Ông Trần Vũ Thành trả lời câu hỏi tại buổi giao lưu trực tuyến (ảnh: Thanh Hải) |
Trước thực trạng đó, tôi về bàn với CLB tri thức trẻ và sau một năm nghiên cứu, máy lọc nước đã ra đời và được lắp đặt ở Trường Sa. Điều đáng mừng, máy lọc nước phù hợp với điều kiện ở Trường Sa và đã hoạt động hết công suất.
Năm 2016, trong một lần đến với người dân nghèo đồng bằng sông Cửu Long, nơi bị xâm ngập mặn, không có nước ngọt. Đau xót hơn khi tất cả trẻ em các xã nghèo vùng ven biển đều bỏ học. Sau khi ứng dụng thành công máy lọc nước ở Trường Sa, chúng tôi đã ứng dụng và lắp đặt máy lọc nước vào đồng bằng sông Cửu Long với chi phí thấp. Chúng tôi đã đưa ra Dự án nước ngọt nghĩa tình trong 5 năm với tiêu chí lắp đặt 2.167 điểm trường có máy lọc nước.
Tôi nghĩ, mình làm thiện nguyện, kết nối cộng đồng cần mang lại giá trị cao là kéo các em đến trường, trang bị cho các em kiến thức để cải thiện ý thức về bảo vệ môi trường cũng như cải thiện cuộc sống nghèo khó. Khi nước bị xâm ngập mặn, kéo theo đó là ô nhiễm môi trường nên chúng tôi có những hoạt động gia tăng xử lý tình trạng ô nhiễm. Mong muốn lan tỏa những thông tin đến với cộng đồng để xã hội ngày càng có những tấm lòng sẻ chia với những đồng bào nghèo và chiến sĩ hải đảo.
Cho đến nay, tại phường Ngọc Hà mô hình này được nhân rộng và tiếp tục triển khai ra sao? Ý nghĩa của việc làm này như thế nào?
Cảm xúc của anh thế nào khi chế tạo thành công máy lọc nước biển thành nước ngọt?
Nhiều năm qua, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện rất nhiều tấm lòng hảo tâm của các tổ chức, cá nhân tình nguyện làm từ thiện giúp đỡ người nghèo. Những mô hình quán ăn thiện nguyện giá 1.000-2.000 đồng/suất không còn là điều quá mới lạ, thế nhưng để duy trì mô hình này trong một thời gian dài thật không đơn giản. Vậy thời gian tới, cô và các con đã làm gì để duy trì chương trình “Ngày thứ Sáu sẻ chia” như hiện nay và cô có dự định gì mới không?
Hơn 10 năm qua, bất kể trời mưa hay nắng, sáng sớm hay chiều muộn, cứ vào giờ cao điểm xảy ra tắc đường là cô Nguyễn Thị Tiến (62 tuổi), lại bỏ quán nước ra giúp lực lượng chức năng phân luồng giao thông tại khu vực ngã tư Quan Nhân - Cống Mọc (Hà Nội). Hiện nhiều người thường rất ngại làm những công việc không phải của mình, vậy xuất phát từ đâu mà cô lại tình nguyện làm công việc mà người ta hay nói là “vác tù và hàng tổng” này thưa cô?
Thời buổi kinh tế thị trường, với 1.000 đồng chỉ có thể mua được ít bún, chứ chưa nói đến các thứ khác. Tuy nhiên, được biết hàng trăm bát bún bò Huế đã được cô bán cho những người lao động nghèo trong chương trình “Ngày thứ Sáu sẻ chia”. Vậy động lực nào khiến cô và các con có ý tưởng này?
Được biết, hưởng ứng “Năm trật tự và văn minh đô thị” cùng phương châm bảo vệ môi trường, Hội Liên hiệp phụ nữ phường Ngọc Hà (quận Ba Đình, Hà Nội) đã có những mô hình sáng tạo: “Hoa trong phố”, “Tuyến phố không rác”, “Vườn hoa phụ nữ tự quản”, “Chung tay bảo vệ môi trường”… Đó là thành quả của việc biến bãi rác thành vườn hoa sạch đẹp, góp phần giữ gìn màu xanh cho Thủ đô. Vậy thưa các chị, ý tưởng này xuất phát từ đâu? Việc làm của Hội LHPN phường đã tạo hiệu ứng như thế nào với xã hội?
Xuất phát từ một hành vi nhỏ, việc này đã trở thành hiện tượng lớn, thu hút sự quan tâm và chung tay của nhiều người. Vấn đề môi trường ngày càng nóng lên không chỉ ở các địa phương mà ở phạm vi rộng hơn, do đó chúng tôi mong muốn hành động của phường Ngọc Hà sẽ đóng góp một phần trong quá trình cải thiện vấn đề đó.