Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giúp con trẻ chơi game an toàn

TS. Thu Hằng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hơn 2/3 số người Mỹ chơi trò chơi điện tử, còn được gọi là game. Mặc dù chơi game có thể là một trò giải trí thú vị (thậm chí đang trở thành một môn thể thao ở nhiều trường đại học), nhưng việc chơi game quá nhiều có những rủi ro về sức khỏe.

Ngoài ra, chơi game còn có thể mang lại cách để mọi người tương tác với nhau - một cộng đồng ảo - khi họ cùng nhau hoàn thành các nhiệm vụ chung.

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc chơi game mang lại một số lợi ích về nhận thức, chẳng hạn như cải thiện khả năng suy luận về không gian. Cuối cùng, trò chơi điện tử có thể giúp thanh thiếu niên mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) cải thiện kỹ năng tư duy ...

Tuy nhiên, chơi game có nhiều tác hại. Chơi game với động tác lặp đi lặp lại thường xuyên khiến trẻ căng thẳng hoặc chấn thương, đau và viêm cơ, gân. Chấn thương bàn tay và cánh tay do sử dụng game quá mức đang lan tràn trong giới game thủ.

Hội chứng ống cổ tay thường thấy ở nhân viên văn phòng, liên quan đến tình trạng viêm dây thần kinh ở cổ tay, gây đau và tê. Hội chứng này cũng thường thấy ở người chơi game.

Chơi game cũng có liên quan đến béo phì ở thanh thiếu niên. Điều này là do ngồi trước màn hình hàng giờ mỗi ngày thì trẻ sẽ không tập thể dục nhiều. Béo phì cũng được cho là do ăn nhiều hơn khi chơi trò chơi điện tử.

Vấn đề về thị lực là những phàn nàn thường gặp của các game thủ, phổ biến nhất là mỏi mắt, có thể dẫn đến đau đầu và kém tập trung. Chơi game cũng đã được báo cáo là dẫn đến chứng co giật.

Chơi game cũng có liên quan đến tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ và rối loạn nhịp sinh học, trầm cảm, hung hăng và lo lắng, mặc dù cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định giá trị và sức mạnh của những mối liên hệ này.

Cha mẹ có thể giúp gì cho con trẻ chơi game quá nhiều và những hệ lụy của nó?

Hầu hết các tác hại do chơi game có thể được cải thiện, nếu không muốn nói là tránh được hoàn toàn, bằng cách cho con trẻ hạn chế số giờ ngồi trước màn hình và tham gia các hoạt động lành mạnh như tập thể dục hoặc giao lưu trong thế giới thực thay vì trò chơi ảo.

Các game thủ trẻ nhỏ cần được hướng dẫn cách bảo vệ ngón tay cái, cổ tay và khuỷu tay, trạng thái cảm xúc, giấc ngủ và đôi mắt của chúng... Cha mẹ nhắc nhở con trẻ về việc nghỉ giải lao, ăn đồ ăn nhẹ, lành mạnh, nghỉ ngơi và chườm đá vào ngón tay cái, cổ tay hoặc khuỷu tay, khi bắt đầu đau có thể giải quyết sớm các vết thương trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

Đối với mắt, game thủ có thể thử quy tắc 20 -20 - 20: cứ sau 20 phút, hãy cố gắng nhìn vào vật nào đó cách xa 20 feet (7m) trong 20 giây.

Nói tóm lại, chơi trò chơi điện tử có thể là niềm vui và là một hoạt động xã hội khi được tích hợp vào lối sống lành mạnh bao gồm ngủ nhiều, tập thể dục và dinh dưỡng tốt. Chơi game là một phần của cuộc sống thời kỹ thuật số nên không thể loại bỏ nó hoàn toàn nhưng cần chơi có chừng mực và lành mạnh (không liên quan đến cờ bạc).