Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội

Gỡ vướng trong xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

Kinhtedothi - Chiều 30/3, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17/2/2020 của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn TP.

Báo cáo tại hội nghị, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Đình Đảng cho biết, thực hiện Quyết định 761/QĐ-UBND, đến nay có 10/29 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch của TP đã được đầu tư, đang hoạt động sản xuất (đạt 34,5% theo quy hoạch).

Theo đó, cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm công nghiệp đã có 6/8 cơ sở được đầu tư xây dựng (đạt 75%); trong đó, 4 cơ sở giết mổ tại các huyện Chương Mỹ, Đông Anh, Thanh Oai, Thường Tín đang duy trì hoạt động và 2 cơ sở giết mổ tại huyện Đan Phượng, Gia Lâm đang tạm dừng hoạt động.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường phát biểu tại hội nghị.

Các cơ sở này hầu hết đều hoạt động trước khi xây dựng Quyết định 761/QĐ-UBND và được đưa vào mạng lưới. Có 1 cơ sở giết mổ lợn của Công ty cổ phần CP Việt Nam đang xây dựng và hoàn thiện sau khi mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được phê duyệt; 1 cơ sở giết mổ công nghiệp tại Sóc Sơn chưa được triển khai. Cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm tập trung thì đã đầu tư xây dựng và đi vào sản xuất 3/8 cơ sở giết mổ tại huyện Chương Mỹ và Đan Phượng (đạt 37,5%); còn lại 5/8 cơ sở chưa có nhà đầu tư (tại các huyện Mê Linh, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thanh Oai và Thường Tín).

Bên cạnh đó, cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm tập trung quy mô nhỏ có 1 cơ sở giết mổ tại huyện Chương Mỹ đang hoạt động (đạt 7,69%); còn lại 12/13 điểm giết mổ chưa triển khai xây dựng, thậm chí chưa có nhà đầu tư (tại các huyện, thị: Chương Mỹ, Gia Lâm, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa).

Tại hội nghị, các đại biểu đều cho rằng, hiện nay việc triển khai xây dựng cơ sở giết mổ tập trung còn khó khăn do việc bố trí quỹ đất cần phải thực hiện thu hồi, giải phóng mặt bằng, đấu giá, chuyển đổi mục đích sử dụng… nên phải thực hiện rất nhiều thủ tục và cần kinh phí rất lớn nên khó kêu gọi nhà đầu tư.

Cùng với đó kinh phí xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung rất lớn, đặc biệt đối với hạng mục xử lý chất thải, nước thải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường hiện nay. Các điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ chiếm số lượng lớn, chưa được quản lý vẫn tồn tại song song với cơ sở giết mổ tập trung nên cơ sở giết mổ tập trung khó cạnh tranh do chi phí cao hơn...

Kết luận hội nghị, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết: Để thực hiện Quyết định số 761, các địa phương phải xác định được mô hình để có giải pháp thực hiện. Trước mắt, để gỡ khó cho các địa phương trong việc triển khai xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, Sở đang tham mưu TP tổ chức hội nghị gồm các sở, ngành, các huyện thị để đánh giá kết quả triển khai Quyết định 761/QĐ-UBND. Qua đó, nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh việc triển khai xây dựng đưa vào hoạt động các cơ sở giết mổ mới. TP chỉ đạo các sở, ngành, các huyện, thị xã tạo điều kiện thuận lợi (thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, đấu giá, chuyển đổi mục đích sử dụng đất…) cho các tổ chức, cá nhân khi đầu tư vào lĩnh vực giết mổ gia súc, gia cầm...; Tập trung tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư xây dựng các dự án giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm tiến độ, theo thẩm quyền quản lý của các cơ quan chuyên môn.

Đặc sản Sơn La vào hệ thống WinMart/WinMart+

Đặc sản Sơn La vào hệ thống WinMart/WinMart+

Vẫn khóa chặt phòng dịch, dân Thượng Hải nổi giận

Vẫn khóa chặt phòng dịch, dân Thượng Hải nổi giận

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Canh tác cà phê thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu

Canh tác cà phê thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu

09 May, 05:33 PM

Kinhtedothi - Trước thách thức của biến đổi khí hậu, canh tác cà phê thông minh đã trở thành một xu hướng nổi bật, không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mang lại lợi ích lâu dài về mặt xã hội cho nông dân và cộng đồng.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại: Siết kỷ cương để bảo vệ môi trường Thủ đô xanh - sạch - đẹp 

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại: Siết kỷ cương để bảo vệ môi trường Thủ đô xanh - sạch - đẹp 

09 May, 02:31 PM

Kinhtedothi - Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và phát triển Thủ đô, cùng với các giải pháp về lĩnh vực môi trường hiện hành, việc xây dựng Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường (thực hiện khoản 1, Điều 33 của Luật Thủ đô) là thực sự cần thiết.

ASEAN hoàn tất đàm phán nâng cấp Hiệp định ATIGA trong năm 2025

ASEAN hoàn tất đàm phán nâng cấp Hiệp định ATIGA trong năm 2025

09 May, 11:36 AM

Kinhtedothi - Việc hoàn tất đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ gửi những tín hiệu tích cực đến cộng đồng doanh nghiệp về cam kết mạnh mẽ của ASEAN trong hội nhập kinh tế khu vực thông qua giảm rào cản thương mại, tạo thuận lợi thương mại và cải thiện kết nối chuỗi cung ứng.

Giữ an toàn đê điều, thuỷ lợi - nhiệm vụ cấp thiết trong mùa mưa lũ

Giữ an toàn đê điều, thuỷ lợi - nhiệm vụ cấp thiết trong mùa mưa lũ

09 May, 10:45 AM

Kinhtedothi - Trong những năm qua, thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của người dân, đồng thời tác động đến mục tiêu tăng trưởng của nhiều địa phương và cả nước. Việc đảm bảo an toàn công trình đê điều, thuỷ lợi trong mùa mưa lũ năm 2025 là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ