Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gợi mở để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu trước thuế quan của Mỹ

Kinhtedothi - Dù chính sách thuế đối ứng sau đó đã được Mỹ tạm hoãn 90 ngày, nhưng những diễn biến này sẽ ảnh hưởng đến ổn định của nền kinh tế Việt Nam và đòi hỏi có những chính sách, nỗ lực của DN để thích ứng. Trong đó ưu đãi về tài chính cho sản xuất hàng thiết yếu đang là một trong những giải pháp tối ưu.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm “Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước” do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư (Nhadautu.vn) tổ chức ngày 25/4, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà đầu tư Phạm Đức Sơn cho biết, nền kinh tế toàn cầu đang trải qua những biến động lớn, tiêu điểm là cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới; cùng với đó là nguy cơ bảo hộ thương mại trở thành xu hướng lan nhanh. Liên quan đến vấn đề này, Bộ Công Thương cũng đã đề xuất với Chính phủ về chính sách tài chính ưu đãi hỗ trợ DN sản xuất hàng hóa thiết yếu.

Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: Hoàng Anh

Nhiều thách thức

Theo ông Phạm Đức Sơn, dù chính sách áp thuế đối ứng của Mỹ đã được tạm hoãn 90 ngày nhưng những diễn biến này tạo ra thách thức đến sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam.

Vấn đề đặt ra là nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng, khai thác tối đa thị trường trong nước; tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội; giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho người dân, DN tiếp cận nguồn vốn vay với chi phí hợp lý, giá vốn rẻ, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…

Tổng Biên tập Tạp chí Nhà đầu tư Phạm Đức Sơn. Ảnh: Hoàng Anh

Phó Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Bùi Nguyễn Anh Tuấn cho hay, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8%, với ba phần chính đóng góp là tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và đầu tư công. Trong đó, tiêu dùng nội địa sẽ chiếm 60 - 65% tùy từng năm.

Như vậy, để đạt tăng trưởng GDP 8% thì tổng mức tăng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phải đạt tốc độ 12%. Đây là con số rất thách thức. Qua theo dõi trong 10 năm trở lại đây, chưa năm nào con số này vượt mức 9%, chưa kể giai đoạn tăng rất thấp là dịch Covid-19.

Phó Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Bùi Nguyễn Anh Tuấn. Ảnh: Hoàng Anh

Ngoài ra, với tổng mức tăng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 tăng 9%, thì để đạt mục tiêu 12%, mỗi người dân và DN phải chi tiêu gấp rưỡi so với năm ngoái.

Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn cho biết, giải pháp hỗ trợ DN với chính sách tài chính ưu đãi. Bộ Công Thương đề xuất các cơ quan chức năng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng để triển khai các gói tín dụng ưu đãi, tập trung vào DN sản xuất hàng hóa thiết yếu và có tỷ lệ nội địa hóa cao.

Đồng thời, đề xuất các chính sách thuế hỗ trợ DN, đặc biệt những đơn vị áp dụng công nghệ xanh và tiêu chuẩn bền vững. Từ đó góp phần nâng cao năng lực sản xuất; hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất và đào tạo nhân lực chất lượng cao để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế....

“Các giải pháp này sẽ bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, duy trì giá cả ổn định và tạo điều kiện để DN vận hành hiệu quả, củng cố niềm tin của người tiêu dùng” - ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn khẳng định.

Thành viên HĐQT Eximbank Trần Anh Thắng. Ảnh: Hoàng Anh

Thành viên HĐQT Eximbank Trần Anh Thắng phân tích, thuế quan mới của Mỹ tác động đến tiêu dùng nội địa ở nhiều mặt. Thuế của Mỹ áp lên hàng Trung Quốc khiến giá hàng nhập khẩu nước này có thể tăng. Nhiều nguyên liệu, linh kiện Trung Quốc được dùng trong sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam khiến chi phí đầu vào tăng, ảnh hưởng đến giá bán lẻ nội địa.

Với các nhóm hàng có chuỗi cung ứng toàn cầu (điện tử, hàng điện máy, xe cộ…), giá cả có thể bị đẩy lên, từ đó ảnh hưởng sức mua. Để kích cầu tiêu dùng và lan tỏa tín dụng, ông Thắng đề xuất phối hợp với DN bán lẻ, thương mại điện tử để triển khai các chương trình khuyến mãi trả góp 0%, combo hàng - vay tiêu dùng. Ngoài ra, kết hợp chính sách kích cầu nội địa của Chính phủ (thuế, tiêu dùng xanh, hỗ trợ mua hàng nội) với các gói vay ưu đãi.

Thị phần trong nước đừng bỏ

Nêu quan điểm về phát triển thị trường nội địa, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế của VCCI Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh, đây là thị trường đầy hấp dẫn với hơn 100 triệu dân cùng phân khúc thu nhập trung bình, khá ngày càng chiếm số đông.

Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế của VCCI Đậu Anh Tuấn. Ảnh: Hoàng Anh

Đại diện VCCI đánh giá, trong bối cảnh hàng rào thuế quan đang được các nước dựng lên bên cạnh những yếu tố bất trắc, thị trường trong nước là cơ hội cho các DN, ngành hàng Việt Nam. DN muốn vững chắc cần phải đi bằng "hai chân" - thị trường nước ngoài và trong nước.

Ông Đậu Anh Tuấn nhận định, trong bối cảnh hiện tại, thị trường trong nước đang đứng trước áp lực rất lớn là nguy cơ chuyển hướng thương mại. Rất nhiều hàng hoá từ các nước láng giềng như từ Trung Quốc khi không xuất vào được Mỹ sẽ xâm nhập vào thị trường các nước khác. Đặc biệt là thị trường Việt Nam.

"Việt Nam gia nhập nhiều FTA, nhiều hàng rào thuế quan đã được gỡ bỏ nên sức ép cạnh tranh với DN Việt Nam ngay tại sân nhà rất khốc liệt. Các DN cần luôn trong tâm thế phải phát triển, giữ được thị trường trong nước", đại diện VCCI cho biết.

Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc. Ảnh: Hoàng Anh

Để có thêm góc nhìn về vấn đề hỗ trợ thuế, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc đề xuất: thứ nhất, về chính sách Thuế Tiêu thụ đặc biệt, đề xuất với mặt hàng rượu bia, theo phương án lùi thời gian áp dụng, thay đổi biểu thuế từ năm 2027 và tăng từ 5% năm 2027, năm sau thêm 5%, tránh gây cú sốc về thuế cho DN.

Thứ hai, về Thuế Giá trị gia tăng, đề xuất giảm 2% cho 6 tháng cuối năm áp dụng cho tất cả các nhóm đang chịu thuế 10%, là đầu vào của tất cả các ngành nghề nên giảm đồng đều. Thứ ba, thuế với hộ kinh doanh cá nhân nên giảm hoặc miễn hoặc để mức rất thấp. Còn những hộ kinh doanh có doanh thu lớn thì áp dụng như DN để khuyến khích chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên DN và có chính sách giãn, giảm thuế cho DNNVV.

Thứ tư, dự thảo sửa luật thuế TNCN nhưng nên cân nhắc, tính tới thay đổi thu nhập tính thuế tiền công, tiền lương, kinh doanh. Theo đó, cần tính toán lại phần thu nhập tính thuế/tháng. Ví dụ hiện nay, với mức trên 80 triệu/tháng phải chịu mức thuế suất tới 35%.

Đề xuất nên tăng phần thu nhập tính thuế/tháng theo các bậc, để mức thuế suất 35% chỉ áp dụng cho phần thu nhập tính thuế/tháng phải trên 200 - 300 triệu. Cuối cùng, cần đảm bảo các mức thuế công bằng, bình đẳng và thống nhất.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Tài chính của Quốc hội Phan Đức Hiếu. Ảnh: Hoàng Anh

Đưa ra qua điểm của mình, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Tài chính của Quốc hội Phan Đức Hiếu chỉ ra, cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam là kết quả của chính sách chuỗi toàn cầu. Về lâu dài, cần kiểm soát minh bạch xuất sứ, đảm bảo tin cậy về xuất sứ, nhằm đảm bảo uy tín của Việt Nam.

Ngoài ra, trọng tâm phải rà soát toàn bộ rào cản kỹ thuật phi thuế quan. Chính phủ cũng nên cân nhắc đề xuất về thay đổi Thuế Tiêu thụ đặc biệt theo chiều hướng tăng thuế vì bối cảnh hiện đã khác so với thời điểm trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Việt Nam có 100 triệu dân, là thị trường hấp dẫn không chỉ với DN trong nước mà còn với DN nước ngoài.

Chúng ta nói nhiều về thị trường trong nước nhưng ít quan tâm đến chính sách thị trường. Ở Nhật Bản, hàng tốt nhất là người Nhật tiêu dùng, như thế họ mới cố gắng sản xuất tốt hơn nữa. Việt Nam nên thay đổi cách tiếp cận, khuyến khích việc sản xuất cho người Việt Nam sử dụng sản phẩm chất lượng cao, giá hợp lý.

Chủ tịch danh dự Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Mại

VIETNAM EXPO 2025 đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

VIETNAM EXPO 2025 đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Thách thức thuế quan Mỹ: doanh nghiệp dệt may tìm giải pháp thích ứng

Thách thức thuế quan Mỹ: doanh nghiệp dệt may tìm giải pháp thích ứng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
WMF và dấu ấn tại Việt Nam với Flagship Store đầu tiên

WMF và dấu ấn tại Việt Nam với Flagship Store đầu tiên

25 Apr, 08:34 PM

Kinhtedothi- Ngày 24/4, tại Trung tâm thương mại Lotte Mall Tây Hồ, thương hiệu gia dụng cao cấp WMF đến từ Đức đã chính thức đánh dấu cột mốc quan trọng với sự kiện khai trương cửa hàng Flagship Store đầu tiên tại Việt Nam.

Nam A Bank và MobiFone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng

Nam A Bank và MobiFone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng

25 Apr, 06:51 PM

Kinhtedothi- Nam A Bank đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ trong chiến lược phát triển bền vững dựa trên 2 trụ cột chính là số hóa và xanh hóa. Tăng cường hợp tác sâu rộng với các đối tác công nghệ hàng đầu là một trong những hoạt động góp phần giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược này.

Chiến lược “chiêu mộ người Việt toàn cầu” của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái “make in Vietnam”

Chiến lược “chiêu mộ người Việt toàn cầu” của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái “make in Vietnam”

25 Apr, 01:47 PM

Kinhtedothi- Từng có thời điểm, người Việt trẻ học tập và làm việc ở nước ngoài xem “giấc mơ định cư” là đích đến cuối cùng. Nhưng trong những năm gần đây, một làn sóng ngược dòng đang hình thành: thế hệ nhân tài Việt toàn cầu, sau nhiều năm tích lũy tri thức và kinh nghiệm quốc tế, đang chủ động trở về – với mong muốn tạo dấu ấn và đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

25 Apr, 08:10 AM

Kinhtedothi - Từ tháng 4/2025, VietinBank phối hợp với Cục đấu thầu quốc gia chính thức triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (eGP). Theo đó, khách hàng doanh nghiệp tham gia dự thầu có thể dễ dàng tạo đề nghị bảo lãnh điện tử và nhận cam kết bảo lãnh dự thầu điện tử do VietinBank phát hành nhanh chóng ngay trên eGP thông qua kết nối trực tiếp giữa VietinBank và eGP. 

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ