Hà Đông đảm bảo đúng quy định dạy thêm và học thêm
Kinhtedothi - Thực hiện Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), thời gian qua quận Hà Đông đã tăng cường công tác tuyên tuyền, phố biến thông tư đến từng người dân, tổ dân phố, nhằm triển khai công tác dạy thêm, học thêm đúng quy định.

Buổi học chính khóa của cô và trò trường Tiểu học An Hưng, Hà Đông.
Đẩy mạnh tuyên tuyền
Theo Phòng GD&ĐT quận Hà Đông, ngay từ sau khi Bộ GD&ĐT có Thông tư 29, quận Hà Đông đã tổ chức hội nghị triển khai đến tất cả các ban giám hiệu nhà trường trên địa bàn; triển khai đến toàn bộ các cán bộ, giáo viên về những điều của Thông tư 29 để các nhà trường, thầy cô nắm được để thực hiện. Đặc biệt là tuyên truyền cho các bậc phụ huynh nắm rõ thông tư 29 để từ đó phối hợp với thầy cô, nhà trường thực hiện cho đúng quy định và không hoang mang.
Bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông chia sẻ: Ngay sau khi có thông tư, UBND quận Hà Đông đã tổ chức hội nghị, mời tất cả các cán bộ phường, hiệu trưởng của 3 cấp học (tiểu học, THCS, THPT) và các phòng, ban chuyên môn có liên quan của quận.
Tại hội nghị, Phòng GD&ĐT đã được nghe những khó khăn, thuận lợi của các nhà trường, tổ dân phố về việc triển khai thông tư tại cơ sở. Phó Chủ tịch UBND quận đã nhấn mạnh công tác tuyên truyền về nội dung thông tư mới để các cấp, ngành thực hiện. Quận đã giao cho ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân, các trường học nắm được nội dung Thông tư 29, tránh việc làm sai quy định”.
Đến nay, các nhà trường thường xuyên tiến hành kiểm tra việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường, nắm bắt tình hình học sinh trên lớp về việc dạy thêm, học thêm. Khi các thầy, cô dạy thêm ở trong và ngoài nhà trường đều đăng ký với ban giám hiệu, do đó đến nay chưa phát hiện giáo viên vi phạm các quy định về dạy thêm, học thêm; không có tình trạng giáo viên chèn ép, bắt buộc học sinh phải đi học thêm.
Bồi dưỡng học sinh đúng đối tượng
“Hiện nay chúng tôi thực hiện Thông tư 29 theo hướng bồi dưỡng kiến thức cho các đối tượng là học sinh giỏi, học sinh chưa đạt và học sinh ôn thi. Cụ thể, đối với cấp THCS là học sinh lớp 9 thi vào lớp 10. Các đối tượng này cũng phải có nguyện vọng đăng ký, phụ huynh rất phấn khởi và yên tâm được nhà trường bồi dưỡng cho học sinh.
Đối với học sinh chưa đạt, không phải năm nay các nhà trường mới tổ chức bồi dưỡng kiến thức mà việc này diễn ra hàng năm nhằm đảm bảo cho các em có đủ kiến thức khi kết thúc năm học và chưa bao giờ các nhà trường thu kinh phí của các em. Đối với học sinh thi học sinh giỏi, từ trước đến nay các nhà trường vẫn ôn tập bồi dưỡng kiến thức cho đối tượng này và không lấy tiền.
Năm nay, các nhà trường được lấy từ Ngân sách Nhà nước để trả thù lao cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi theo quy định của Thông tư 29. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể mức chi là bao nhiêu. Khi triển khai thông tư, chúng tôi nhận được sự ủng hộ đồng tình của tất cả các giáo viên, học sinh, bậc phụ huynh và Nhân dân trên địa bàn” - bà Phạm Thị Lệ Hằng, cho biết thêm.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt, ở Văn Quán, chia sẻ: “Tôi có con học lớp 9, chuẩn bị thi vào lớp 10. Nhà trường cũng đã họp, trao đổi với chúng tôi, cha mẹ nào đồng ý cho con đi học thì đăng ký. Thời gian gần đây, nhà trường đã tổ chức cho các cháu học thêm các môn chính như toán, ngữ văn, ngoại ngữ để các cháu có đủ kiến thức trong kỳ thi tuyển vào lớp 10 sắp tới. Hiện nhà trường không thu học phí học thêm của các cháu”.
Hiện nay, một số trung tâm dạy thêm và học thêm đã được mở ra theo quy định của Thông tư 29, nhưng số lượng chưa nhiều. Chất lượng dạy thêm và học thêm tại các trung tâm Phòng GD&ĐT quận chưa có đánh giá, tới đây phòng sẽ tổ chức các đoàn đi kiểm tra các điểm dạy thêm và học thêm trên địa bàn, nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học.

Hoạt động dạy thêm, học thêm từng bước đi vào quy củ, nền nếp
Kinhtedothi – Theo Bộ GD&ĐT, sau tròn một tháng triển khai thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm, hoạt động này đã từng bước đi vào quy củ, nền nếp, đúng pháp luật và tránh lãng phí.

Giáo viên đăng ký dạy thêm ngoài nhà trường như thế nào?
Kinhtedothi - Theo Thông tư số 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền phải thực hiện đăng ký kinh doanh và công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm các nội dung như: học phí, môn học, thời lượng, danh sách giáo viên…
Chậm báo cáo về dạy thêm, học thêm: 7 địa phương bị nhắc nhở
Kinhtedothi - Bộ GD&ĐT nhắc nhở 7 địa phương báo cáo muộn về dạy thêm, học thêm (DTHT) và cho biết một số địa phương còn lúng túng trong triển khai quy định này.