Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Đông, vẫn còn điểm khó trong kiểm soát an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh trái cây

Kinhtedothi – Thực hiện Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội”, từ tháng 11/2017 đến nay UBND quận Hà Đông đã hoàn thành việc rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu về các cửa hàng kinh doanh trái cây. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm khó chưa thể giải quyết dứt điểm.
Tạo cơ sở kinh doanh rõ nguồn gốc

Đến hết tháng 7/2018, quận Hà Đông đã hoàn thành việc rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu về các cửa hàng kinh doanh trái cây cho 62 cơ sở theo Đề án Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây của TP. Trong đó, có 24 cơ sở là hộ cá thể, 38 cơ sở là doanh nghiệp. Cơ sở chuyên doanh có 7 và 55 cơ sở kinh doanh tổng hợp trái cây với các thực phẩm khác.
Theo ông Nguyễn Việt Long, Phó phòng Kinh tế quận: Để các cơ sở kinh doanh trái cây đảm bảo thực hiện theo đúng yêu cầu Đề án quản lý trái cây của TP Hà Nội, Hà Đông đã rà soát, hỗ trợ các cơ sở khám sức khoẻ định kỳ cho người bán hàng, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm (ATTP), yêu cầu các cơ sở kinh doanh trái cây cam kết bán hàng rõ nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm ATTP, yêu cầu lưu trữ đầy đủ các chứng từ nhập – xuất tại cơ sở. Trên cơ sở đó, quận cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATTP cho các cơ sở.
 Cơ sở kinh doanh trái cây được cấp biển nhận diện trái cây theo Đề án quản lý trái cây của TP Hà Nội.
Để giúp các cơ sở kinh doanh kết nối các chuỗi nông sản an toàn, quận đã giới thiệu danh sách các cơ sở DN sản xuất trái cây trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh, TP khác để các đơn vị lựa chọn sản phẩm kinh doanh. Cùng với đó, quận tạo điều kiện cho các hộ và DN vay vốn ưu đãi của Quỹ đầu tư phát triển TP Hà Nội và Ngân hàng Chính sách XH; xây dựng 5 tuyến phố kiểu mẫu không kinh doanh trái cây dưới lòng đường, vỉa hè.
 Những sản phẩm trái cây gắn tem truy xuất ngồn gốc.
Chị Linh chủ cửa hàng Bác Tôm, kinh doanh tại phường Mộ Lao chia sẻ: Được cấp biển nhận diện trái cây đây là điều kiện để cơ sở kinh doanh đúng chất lượng hàng hoá, bảo đảm ATTP. Người tiêu dùng cũng vì thế tin tưởng mua sản phẩm hàng hoá tại cửa hàng.

Vẫn còn điểm khó quản lý

Đến nay 62 cơ sở kinh doanh trái cây trên địa bàn Hà Đông đã thực hiên theo các quy định trong Đề án quản lý trái cây của TP. Cụ thể, có 46/62 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATTP; 16/62 cơ sở được cấp giấy xác nhận cam kết bảo đảm ATTP; 100% số người bán hàng đã được khám sức khoẻ và cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP; 62 cửa hàng và DN đã được cấp biển nhận diện trái cây theo yêu cầu của Đề án, đạt 100% kế hoạch và đúng thời gian quy định của Sở Công thương.
 Bán hàng rong và kinh doanh nhỏ lẻ không ổn định đang là vấn đề khó quản lý và kiểm soát ATTP ở trái cây trên địa bàn Hà Đông.
Tuy nhiên, theo báo cáo của quận Hà Đông, mới có 16/62 cơ sở được cấp giấy xác nhận cam kết bảo đảm ATTP; 46/62 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATTP; có 59/62 cơ sở có dán tem truy xuất nguồn gốc, xuất xứ trái cây. Theo đó, hạn chế kể trên xuất phát từ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, thiếu kinh phí mua sắm trang thiết bị, dụng cụ bảo quản trái cây, nhưng lại không có ý định vay vốn để đầu tư. Các hộ thường tận dụng nhà mặt phố, mặt ngõ kinh doanh không ổn định lâu dài. Một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ nên không hợp tác với phường để kê khai, hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định nên hạn chế việc cấp giấy xác nhận.
 Các hộ kinh doanh nhỏ lẻ bán hàng ngay dưới lòng đường, vỉa hè không thể báo đảm về ATTP. 
Một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ chia sẻ: Do việc nhập hàng hoá tại các chợ đầu mối nên không gắn được nhãn truy xuất nguồn gốc hàng hoá. Từ trước đến nay họ đều kinh doanh như vậy, nếu mua hàng hoá ở những cơ sở rõ nguồn gốc thì giá thành cao, khó bán ở những vùng dân cư kém thu nhập.

Cũng bởi lý do này, dẫn đến công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng trái cây, truy xuất nguồn gốc hàng hoá gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Hầu hết những cơ sở chưa cấp được giấy xác nhận cam kết bảo đảm ATTP, chưa dán nhãn truy xuất được nguồn gốc xuất xứ hàng hoá đều là những cơ sở nhỏ lẻ, kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng và ở các vùng dân cư thu nhập thấp.

Cùng với đó, 1 bộ phận không nhỏ người tiêu dùng vẫn giữ thói quen gặp đâu mua đó, không chú trọng xuất xứ hàng hoá. Trên thị trường vẫn còn tồn tại những điểm bán trái cây dưới lòng đường, vỉa hè không có trang thiết bị bảo quản, không giấy tờ truy xuất nguồn gốc. Đây chính là một phần nguyên nhân dẫn đến người dân tiện đâu mua đó, khiến cho công tác quản lý trái cây gặp khó.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Bác bỏ thông tin ''trứng gà giả'' khiến người tiêu dùng hoang mang

Bác bỏ thông tin ''trứng gà giả'' khiến người tiêu dùng hoang mang

18 May, 06:40 PM

Kinhtedothi - Thời gian gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên những đoạn video, hình ảnh về trứng gà có biểu hiện bất thường như hai lòng đỏ, lòng trắng sền sệt như thạch, vỏ trứng quá bóng... Những người xuất hiện trong video khẳng định chắc nịch đây là "trứng gà giả". Thông tin này không mới nhưng lại tiếp tục khiến người tiêu dùng hoang mang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ