Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Các quận hỗ trợ huyện nghèo về đích nông thôn mới

Kinhtedothi - Từ năm 2021 đến nay, các quận của Hà Nội đã hỗ trợ các huyện khó khăn hàng trăm tỷ đồng nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Những công trình của tình đoàn kết đã góp phần giúp nhiều địa phương tiến thêm bước dài đến mục tiêu nông thôn mới.

Hơn 444,5 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ

Tại huyện Mê Linh, trường mầm non xã Tiến Thắng được khánh thành ít lâu đã thực sự mang lại niềm vui lớn cho đông đảo phụ huynh và con em học sinh. Trước đó, do điều kiện ngân sách còn khó khăn, các em học sinh phải học tập trong điều kiện trường lớp hạn chế. Cơ sở hạ tầng xuống cấp.

“Năm 2021, huyện Mê Linh nhận được hỗ trợ kinh phí 50 tỷ đồng từ quận Tây Hồ để xây dựng trường mầm non xã Tiến Thắng. Công trình hoàn thành theo đúng kế hoạch, hiện đang phát huy hiệu quả tốt, hỗ trợ tích cực cho giáo dục của địa phương…” - Chủ tịch UBND xã Tiến Thắng Nguyễn Văn Đường cho biết.

Trường mầm non xã Tiến Thắng (huyện Mê Linh) được xây dựng nhờ nguồn vốn hỗ trợ của quận Tây Hồ. Ảnh: Lâm Nguyễn.

Trong hai năm 2021 - 2022, quận Tây Hồ là địa phương “thơm thảo” nhất khi đã hỗ trợ tổng kinh phí lên tới 210,8 tỷ đồng cho 6 huyện thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Các địa phương được hưởng lợi gồm: Mỹ Đức, Sóc Sơn, Ứng Hòa, Mê Linh, Phú Xuyên và Phúc Thọ.

Ngoài quận Tây Hồ, 7 quận khác cũng đã quan tâm, sẻ chia khó khăn, hỗ trợ nguồn lực rất lớn cho các huyện còn nhiều khó khăn về kinh phí để thực hiện nâng cấp hạ tầng kinh tế - văn hoá - xã hội. Tổng kinh phí 7 quận đã hỗ trợ tính từ năm 2021 đến nay là hơn 444,5 tỷ đồng.

Ngoài quận Tây Hồ hỗ trợ nguồn lực lớn nhất, 7 quận khác cũng đã quan tâm, hỗ trợ các huyện khó khăn thực hiện xây dựng nông thôn mới. Kinh phí hỗ trợ của các quận trong hai năm 2021 - 2022 cụ thể là: Ba Đình 25 tỷ đồng; Hoàn Kiếm 51,154 tỷ đồng; Bắc Từ Liêm 27,448 tỷ đồng; Hoàng Mai 55 tỷ đồng; Long Biên 50 tỷ đồng; Hai Bà Trưng 15 tỷ đồng và Hà Đông 10,1 tỷ đồng.

Quận giàu đi với huyện nghèo

Một trong những địa phương được hưởng lợi nhiều nhất từ hỗ trợ của các quận là huyện Phúc Thọ. Huyện này nhận được hỗ trợ 35 tỷ đồng từ quận Tây Hồ để nâng cấp cơ sở hạ tầng, 30 tỷ đồng từ quận Long Biên để xây dựng trường mầm non xã Tam Hiệp và 2,6 tỷ đồng để cải tạo Trạm Y tế xã Thanh Đa. 

Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ Lê Thị Kim Phương cho biết, là huyện ngoại thành còn rất nhiều khó khăn, xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới thấp, địa phương trân quý sự hỗ trợ về nguồn lực của các quận. Đây là tiền đề quan trọng để huyện hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao trong giai đoạn tới.

Trường mầm non xã Tiến Thắng (huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Xuân Lưu cho biết, hiện nay các quận có điều kiện về ngân sách vẫn duy trì việc hỗ trợ kinh phí để các huyện khó khăn xây dựng nông thôn mới. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực, không chỉ tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các địa phương, mà còn giúp giảm áp lực về tài chính - ngân sách cho TP.

Dù vậy, theo ông Nguyễn Xuân Lưu, việc hỗ trợ hiện nay khá manh mún. Các địa phương thực hiện hỗ trợ chưa bài bản. Chính vì vậy, kiến nghị Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội nghiên cứu, cho phép thông qua chủ trương 12 quận kết nghĩa với các huyện trong xây dựng nông thôn mới, với tinh thần là “quận giàu đi với huyện nghèo”.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, những năm qua, TP tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực trong xây dựng nông thôn mới. Một phần nguyên nhân đến từ sự quan tâm, hỗ trợ của các quận dành cho các địa phương khó khăn về nguồn lực, có xuất phát điểm thấp.

Thời gian tới, ông Chí mong muốn các quận tiếp tục quan tâm, bố trí kinh phí hỗ trợ các huyện, nhất là 3 huyện trong mục tiêu về đích huyện nông thôn mới (Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hoà), và các xã theo kế hoạch về đích nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; góp phần cùng TP hoàn thành mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của năm 2023. 

 

Năm 2023, Hà Nội phấn đấu đưa 5 huyện (Đan Phượng, Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Thanh Oai) về đích nông thôn mới nâng cao. Toàn TP có thêm 61 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 33 xã được UBND TP Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Hà Nội: Huy động sức dân đưa nông thôn tiến gần thành thị

Hà Nội: Huy động sức dân đưa nông thôn tiến gần thành thị

Hà Nội: Hiệu quả đầu tư đưa 3 huyện về đích nông thôn mới

Hà Nội: Hiệu quả đầu tư đưa 3 huyện về đích nông thôn mới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ